GD&TĐ – PGS.TS Lê Quang Minh – ĐHQG Hồ Chí Minh – có tham luận đáng chú ý tại Hội thảo giáo dục 2017: Về chất lượng giáo dục phổ thông (ngày 22/9, tai Hà Nội) về chất lượng giáo dục Việt Nam dưới góc nhìn của các bên liên quan khác nhau.

Tham luận này dùng phương pháp phân tích khoảng cách giữa những thành tựu và tồn tại của giáo dục Việt Nam dưới góc nhìn của các bên liên quan và những yêu cầu của nền giáo dục thế kỷ 21; trong đó yếu tố nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hóa. Phương pháp phân tích chuỗi kết quả cũng được dùng để đánh giá các tác động gần, xa của các biện pháp cải tiến trong giáo dục.

Xung quanh kết quả Pisa và mô hình VNEN

Theo tham luận PGS Lê Quang Minh trình bày tại Hội thảo, thành tựu mang tính hệ thống và nổi bật nhất của nền giáo dục Việt Nam là kết quả gây nhạc nhiên trên thế giới và cả Việt Nam là kết quả PISA. Mặc dù nhiều nhà giáo dục trên thế giới lo ngại về những nhóm năng lực và hành vi thái độ cần thiết cho học sinh ở độ tuổi 15 mà PISA không đo được.

Vị trí kết quả PISA của Việt Nam trên bản đồ thế giới cho thấy mức độ vượt trội của 1 quốc gia không có nhiều nguồn lực so với nhiều nước phát triển đứng thứ hạng thấp hơn.

Nhóm nghiên cứu Blavatnik School of Government, Oxford University (2016) giải thích về thành công này như sau:

Ngân sách chi cho giáo dục tăng cùng với chính sách khuyến khích phụ huynh chi tiêu cho giáo dục; xu hướng phân quyền cho nhà trường song song với gia tăng trách nhiệm giải trình với cộng đồng địa phương;

Hệ thống đánh giá chất lượng nhà trường; mức sống các gia đình tăng dẫn đến đầu tư cho giáo dục tăng; các giải pháp hỗ trợ giáo viên trong đó có khen thưởng các thành tích vượt trội. Cuối cùng là những cam kết rất cao để giảm các khoảng cách giữa học sinh vùng thuận lợi và khó khăn.

Chia sẻ quan điểm chất lượng và mục tiêu giáo dục của các bên liên quan khác nhau, tham luận PGS.TS Lê Quang Minh trình bày cho rằng, có thể dùng để giải thích những phản ứng của một số phụ huynh về dự án VNEN và dư luận trái chiều về báo cáo đánh giá tác động VNEN của Ngân hàng thế giới.

VNEN nhắm đến phát triển kỹ năng nhận thức, còn các phụ huynh phản đối VNEN lo sự con em mình điểm kém trong các kỳ thi, nhất là thi tốt nghiệp và vào đại học.

Những nguyên nhân: năng lực giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất, sĩ số lớp học… đã được báo chí phản ảnh nhiều, riêng ít được đề cập là vấn đề chủ chốt là sự thiếu kết nối giữa mục tiêu, phương thức và nội dung thi cử với mục tiêu giáo dục, nhất là giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Tránh duy ý chí

Tham luận do PGS.TS Lê Quang Minh trình bày cũng nêu rõ: Để đánh giá được chất lượng giáo dục ở cấp độ cấp quốc gia, trong đó có xét đến quan điểm chất lượng và mục tiêu của các bên liên quan, cần phải có những nghiên cứu đầy đủ, dựa vào các khung khái niệm và các công cụ phân tích thường được các tổ chức quốc tế sử dụng.

Nếu không, các kết luận thường chỉ ở mức bề mặt (không đủ chiều sâu) và chỉ phản ảnh một góc nhìn. Trong nhiều trường hợp, các kết luận này dẫn đến “nhiễu” thông tin, hoặc dẫn đến những kết luận rất xa với bản chất của vấn đề.

Các chiến lược phát triển giáo dục sẽ mang đến tác động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cần nhận thức rõ những kết quả mong đợi sẽ thuộc nhóm nào. Không thể đánh đồng các kết quả này và càng không thể kỳ vọng những gì chưa thể xảy đến dù ta có cố gắng đến mấy. Đó là duy ý chí.

Bên cạnh đó, tính đồng bộ của các kế hoạch giáo dục, cùng với năng lực thiết kế các kế hoạch này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và tác động của các kế hoạch giáo dục.

“Tôi cũng đề nghị nên thành lập một nhóm để soạn lại các thuật ngữ của giáo dục” – PGS.TS Lê Quang Minh nhấn mạnh thêm.

Hiếu Nguyễn

GD&TĐ – Đổi mới đào tạo nhân lực cho ngành giáo dục là giải pháp mang tính trước mắt và lâu dài, cần được thực hiện đồng bộ, bài bản và khoa học.

Ông Nguyễn Đức Minh – Cục Nhà giáo và CBQLGD, Bộ GD&ĐT – cho biết như vậy tại Hội thảo giáo dục 2017: Về chất lượng giáo dục phổ thông chiều 22/9 tại Hà Nội.

Chỉ tiêu đào tạo gắn với nhu cầu giáo viên

Trong giải pháp này, ông Nguyễn Đức Minh nhắc đến việc quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ, xây dựng mạng lưới các trường sư phạm một cách hợp lý, đảm bảo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương với các trường khu vực, các trường sư phạm trọng điểm; tổ chức thực hiện tốt quy hoạch các trường sư phạm, các cơ sở bồi dưỡng, đào tạo nhà giáo, trong đó cho phép thí điểm mô hình đào tạo giáo viên trong các trường khoa học cơ bản, kỹ thuật, công nghệ.

Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên, CBQL giáo dục ĐH, bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ĐH.

Trên cơ sở dự báo về nhu cầu giáo viên, xây dựng quy hoạch đào tạo, xác định quy mô của từng trường, khoa sư phạm từ trung ương đến địa phương theo các giai đoạn từ năm 2011 đến 2020. Phân công các trường sư phạm chịu trách nhiệm đào tạo chuyên sâu, căn cứ vào khả năng về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của mỗi trường.

Ông Nguyễn Đức Minh cũng nhắc đến việc nghiên cứu mô hình trường, hoặc khoa sư phạm đào tạo giáo viên cho giai đoạn từ 2018 đến 2025 khi đội ngũ giáo viên phổ thông không thiếu, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên theo chương trình, SGK mới. Hoàn thiện chính sách tuyển chọn sinh viên ngành sư phạm từ khâu tuyển sinh đến suốt quá trình đào tạo…

Ráo riết xây dựng các chuẩn mới

Cũng theo ông Nguyễn Đức Minh, giải pháp có tính chất quyết định mà toàn ngành Giáo dục đã và đang nỗ lực thực hiện là từng bước chuẩn hóa đội ngũ, nhằm bảo đảm triển khai thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông lần này.

Nhấn mạnh yêu cầu đặt ra đối với việc chuẩn hóa đội ngũ là nhiệm vụ cấp bách, ông Nguyễn Đức Minh cho biết, tại thời điểm này, Bộ GD&ĐT đang tiến hành ráo riết việc xây dựng các chuẩn mới, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các chuẩn hiện có để có được bộ công cụ hữu hiệu nhất trong công tác quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ.

Vấn đề đặt ra đối với toàn ngành và cụ thể là các nhà trường là cần tiếp tục nâng cao nhận thức về Chuẩn để các địa phương, CBQL, giáo viên triển khai Chuẩn theo đúng mục đích ban hành qua các hoạt động.

Các nội dung của Chuẩn đang được Bộ GD&ĐT điều chỉnh theo hướng tinh giản, cụ thể hóa các tiêu chí, minh chứng để phù hợp với đặc điểm của từng trường, từng địa phương.

Đối với CBQL thì chú ý đến năng lực tự chủ, xây dựng kế hoạch chiến lược, tầm nhìn và tổ chức thực hiện các mục tiêu đề ra theo định hướng mới; còn giáo viên chú ý đến các năng lực để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; xây dựng mục tiêu, thiết kế bài giảng và đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Bên cạnh đó, các cấp quản lý căn cứ Chuẩn để xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, tài liệu, phương pháp và hình thức bồi dưỡng nhà giáo phù hợp theo những yêu cầu và nhiệm vụ của đổi mới giáo dục phổ thông.

Các giải pháp mang tính tổng thể, hệ thống

Cùng với giải pháp chuẩn hóa đội ngũ, đổi mới đào tạo nhân lực ngành Giáo dục, Bộ GD&ĐT cũng đã và đang tiếp tục ráo riết triển khai thực hiện những giải pháp mang tính tổng thể và hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu mới, khắc phục những tồn tại bất cập của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, bảo đảm triển khai thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông lần này.

Đó là tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ nhà giáo nhận thức sâu sắc về chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông và vị trí của nhà giáo trong quá trình thực hiện.

Xác định yêu cầu bồi dưỡng nhà giáo là nhiệm vụ chiến lược của ngành trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, bù đắp những thiếu hụt khi chuyển sang thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.

Thực hiện các giải pháp về chính sách và cơ chế đối với đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Tạo điều kiện để nhà giáo và CBQL giáo dục được tăng cường trao đổi, giao lưu, hợp tác quốc tế; có chế độ mời giảng viên nước ngoài tới làm việc, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước, trước hết là các cơ sở giáo dục đại học…

Cuối cùng là giải pháp về tài chính bảo đảm cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thực thi tốt các nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông.

“Để bảo đảm cho ngành giáo dục triển khai thực hiện tốt các yêu cầu trên, Bộ GD&ĐT tiếp tục tham mưu với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về các vấn đề liên quan đến nhà giáo và CBQL giáo dục, trong đó xác định rõ những giải pháp cụ thể hóa chủ trương coi nhà giáo và CBQL giáo dục là khâu “then chốt” đảm bảo sự thành công cho “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam” và đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông.

Đồng thời, cũng cần có sự tham gia, chung tay, góp sức và đồng thuận của toàn xã hội để bảo đảm công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông lần này thắng lợi theo đúng mục tiêu đề ra” – ông Nguyễn Đức Minh cho hay.

GD&TĐ – Thực tế đã khẳng định hoạt động ngoài giờ lên lớp không chỉ nhằm bổ sung tiếp nối các hoạt động GD trong chính khoá góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách người học, mà nó có vị trí hết sức quan trọng tạo sự hứng khởi trong học tập của HS, giúp các em tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách của mình…

Vì thế bất cứ thời kỳ nào, hoạt động này luôn phải được chú trọng để góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng GD toàn diện.

Điều không thể phủ nhận trong những năm qua, hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường phổ thông có rất nhiều sự chuyển biến rõ nét, được các trường quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt từ khi Bộ GD&ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” thì việc đầu tư cho hoạt động ngoài giờ lên lớp càng gắn với cộng đồng và được chú trọng nhiều hơn.

Điểm nhấn của hoạt động ngoài giờ lên lớp trong thời gian qua đã được khẳng định bằng chính các nội dung đã làm chuyển biến tích cực các hoạt động phong trào cũng như hoạt động GD toàn diện, nâng cao chất lượng học tập.

Cảnh quan trường học xanh sạch đẹp đã trở nên phổ biến, không chỉ tập trung vào một số trường điểm, trường chất lượng cao, trường vùng thuận lợi và cũng chính từ hiệu ứng này mà số trường đạt chuẩn quốc gia đã tăng lên đáng kể.

Quan trọng hơn, môi trường tinh thần trong GD cũng đã có những chuyển biến hết sức tích cực thể hiện trong các mối quan hệ trong nhà trường và giữa nhà trường với cộng đồng dân cư và chính quyền các cấp.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là, nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp ở một số nơi nổi lên nhiều bất cập; việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở một số trường chưa có sự sáng tạo, chương trình còn đơn điệu, cứng nhắc; vẫn còn cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc chưa có biện pháp cụ thể cho hoạt động ngoài giờ lên lớp, dẫn đến nhận thức không đầy đủ về hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên và HS.

Có trường cho đây là hoạt động vui chơi nên không quan trọng, không cần thiết và dành cho giáo viên thời gian của hoạt động ngoài giờ lên lớp để giải quyết các phần việc cho các môn học chính khóa…

Trong thực tế, hoạt động ngoài giờ lên lớp có một vai trò rất quan trọng để tạo ra sự đột phá mới nâng cao chất lượng GD toàn diện cho mỗi nhà trường. Vì vậy, hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các trường phổ thông cũng rất cần được đổi mới.

Công việc rất cần được thực hiện ngay đối với các nhà trường lúc này là, cùng với việc phải quán triệt thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về các hoạt động ngoài giờ lên lớp, cần phải đổi mới nội dung, chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp từ việc xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp xuyên suốt năm học một cách cụ thể, có mục đích rõ ràng với từng hoạt động, thể hiện rõ kế hoạch thời gian; gắn GD với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống; biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân HS…

Minh Tư (Hà Nội)

Ban Giám hiệu trường THCS Tạ Thị Kiều thông báo đã có thời khóa biểu số 4 học kỳ I năm học 2017-2018 được áp dụng chính thức từ ngày 18/9/2017.

Quí thầy cô chủ nhiệm các khối lớp cho học sinh ghi chép đầy đủ và kịp thời.

Lý do thay đổi:

  • Xếp lịch dạy thay môn Sinh học cho thầy Phong trong 2 tuần đi học và sau 2 tuần trở về dạy bình thường.
  • Các khối 8, 9 đồng loạt nghỉ trái buổi ngày thứ tư để ưu tiên cho bồi dưỡng HSG.
  • Xem và tải thời khóa biểu mới nhất (số 4) tại đây.

    Ban Giám hiệu trường THCS Tạ Thị Kiều thông báo đã có thời khóa biểu số 3 học kỳ I năm học 2017-2018 được áp dụng chính thức từ ngày 11/9/2017.

    Quí thầy cô chủ nhiệm các khối lớp cho học sinh ghi chép đầy đủ và kịp thời.

    Lý do thay đổi:

  • Phân công dạy thay môn Sinh học cho thầy Phong đi học.
  • Thực hiện dạy 1 tiết tăng cường cho tiếng Anh thí điểm.
  • Xem và tải thời khóa biểu mới nhất (số 3) tại đây.

    Sáng 05/9/2017, tại sân trường THCS Tạ Thị Kiều đã tưng bừng diễn ra buổi lễ khai giảng năm học mới, năm học 2017-2018. Từ sáng sớm, toàn thể quí khách mời, hội đồng giáo viên và tất cả các em học sinh của trường đã tập trung đông đủ với những khuôn mặt tươi tắn, hân hoan và rạng ngời để cùng nhau đón chào năm học mới.






















    Ban Giám hiệu trường THCS Tạ Thị Kiều thông báo đã có thời khóa biểu số 2 học kỳ I năm học 2017-2018 được áp dụng chính thức từ ngày 04/9/2017.

    Quí thầy cô chủ nhiệm các khối lớp cho học sinh ghi chép đầy đủ và kịp thời.

    Lý do thay đổi:

  • Phân công lại cho một số giáo viên.
  • Thực hiện tăng tiết tiếng Anh thí điểm.
  • Xem và tải thời khóa biểu mới nhất (số 2) tại đây.

    Tiết học khảo sát thực tế với chủ đề “Quan sát và tìm ra một vài đặc điểm của lá” được thực hiện tại trường THCS Tạ Thị Kiều được thực hiện với sự hướng dẫn của giáo viên Đinh Văn Thanh nhằm đem lại sự hứng thú trong học tập cho học sinh và cũng để hướng đến một hình thức giáo dục thiết thực và hiệu quả hơn.

    Hội trại mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 của trường THCS Tạ Thị Kiều với sự tham gia của đội lân xã An Thạnh, trong đó có một số thành viên là học sinh của trường mang lại sự thích thú và vui vẻ cho các em học sinh trong ngày hội trại.