Hầu hết trẻ em đều thích nước vì đó là môi trường để vui chơi, khám phá nhiều điều mới lạ. Tuy nhiên, môi trường nước luôn tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. Vì thế chúng ta cần khuyến khích trẻ em, học sinh học bơi an toàn, học những kĩ năng phòng tránh đuối nước, hình thành các kĩ năng sinh tồn cần thiết để chủ động ứng phó khi không may gặp tai nạn đuối nước cũng như đảm bảo an toàn khi tham gia hoạt động trong môi trường nước.

Xem tiếp tài liệu hoặc tải xuống TẠI ĐÂY

VTV.vn – Trong năm học 2020-2021, thời gian thực học cho cấp THCS, THPT sẽ được điều chỉnh còn 35 tuần như với cấp Tiểu học.

Bộ GD&ĐT cho biết, đang xây dựng Dự thảo Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, thay thế cho Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT đã áp dụng từ năm học 2017-2018.

Theo đó, tiếp tục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020-2021 là ngày 05/9/2020; quy định không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng, thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 01/9/2020.

Đối với trường tư thục, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét, sửa đổi Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT cho phù hợp hơn. Riêng năm học 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kết thúc năm học muộn nên các trường tư thục có thể báo cáo với Sở GD&ĐT về thời gian tập trung học sinh đến trường, tuy nhiên, cần lưu ý dành thời gian cho học sinh được nghỉ hè trong bối cảnh kết thúc năm học muộn.

Năm học 2020-2021, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục rà soát để tinh giản nội dung dạy học, giảm tải chương trình, vì vậy, thời gian thực học cho cấp THCS, THPT sẽ được điều chỉnh còn 35 tuần (so với 37 tuần hiện nay) như với cấp Tiểu học. qua đó tăng thời gian tổ chức các hoạt động trải nghiệm và tăng thời gian nghỉ hè cho giáo viên và học sinh.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT trả lời báo chí.

“Năm nay, trong bối cảnh COVID-19, chương trình kết thúc trước 15/7 để thi tốt nghiệp THPT vào 9, 10/8. Theo đó, khai giảng năm học mới vẫn là ngày 5/9, nhưng tựu trường không sớm hơn 1/9, không tổ chức học thêm.

Tổng cộng có 38 tuần, ngoài 1 tuần Tết Nguyên đán, còn lại 37 tuần, điều chỉnh còn 35 tuần thực học sau khi sử dụng 2 tuần dự phòng. Tùy từng địa phương sẽ xây dựng kế hoạch dạy và học”, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho hay.

Trả lời phóng viên về vấn đề du học sinh trước tình hình COVID-19, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành đưa ra khuyến cáo: “Về việc du học sinh nước ngoài, tình hình COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở các quốc gia. Theo đó, chúng tôi khuyến cáo gia đình và các em du học sinh cần có trao đổi cụ thể với các trường. Như tôi được biết, một số em đã nhập học và khả năng cao ở học kỳ 1 ở các trường nước ngoài là học online”.

Khánh Nguyễn

Hiện nay, các cơ sở giáo dục đã chuẩn bị, sẵn sàng tiếp đón học sinh trở lại trường sau thời gian dài phòng chống dịch Covid-19. Các đơn vị ưu tiên vấn đề đảm bảo an toàn sức khỏe, củng cố kiến thức cho các em học sinh.

Tiêu độc khử khuẩn

Ngoài công tác dạy học trực tuyến, các trường trên địa bàn tỉnh chủ động chuẩn bị tốt các khâu để học sinh có thể trở lại trường an toàn bất kỳ lúc nào khi có chỉ đạo của cấp trên.

Tại Trường THCS Phước Mỹ Trung (Mỏ Cày Bắc), hàng ngày, trường phân công 1 tổ giáo viên tham gia trực trường và thực hiện vệ sinh, khử khuẩn. Trường đã trang bị khá đầy đủ các phương tiện khử khuẩn, hóa chất và khẩu trang cho học sinh phòng chống dịch Covid-19. Nhà trường đang đề nghị mua thêm 1 – 3 máy đo thân nhiệt để phục vụ kiểm tra nhiệt độ cơ thể khi học sinh trở lại trường.

Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Viết Chánh (Giồng Trôm) Huỳnh Thị Hà cho hay: Để chuẩn bị cho học sinh trở lại trường học trong thời gian tới, Ban giám hiệu và giáo viên nhà trường vẫn đang tích cực vận động thêm các nguồn hỗ trợ khẩu trang phát cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Kế hoạch trong thời gian học sinh học tại trường, mỗi ngày khử khuẩn 1 lần, sau buổi học. Trường sẽ bố trí lực lượng lau khử khuẩn, bàn ghế, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng học, phòng chức năng. Dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh; lau tay nắm cửa, tay vịn lan can; mở cửa ra vào và cửa sổ lớp học, sử dụng quạt; Bố trí đủ thùng đựng rác, thu gom, xử lý mỗi ngày 2 lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trước khi học sinh trở lại trường, điều đầu tiên cần thực hiện là vệ sinh ngoại cảnh, phát quang bụi rậm, không để nước đọng. Khử khuẩn trường học, phun hoặc lau nền nhà, tường nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng. Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc dung dịch có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, khi học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với Covid-19 thì nhà trường thực hiện khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương. Đồng thời, đưa học sinh đến khu cách ly riêng trong phòng y tế hoặc khu vực do nhà trường bố trí. Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh.

Ngoài ra, y tế nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh khai thác tiền sử tiếp xúc của học sinh trong vòng 14 ngày trước đó. Tham vấn ý kiến của cán bộ y tế xã, phường hoặc y tế địa phương để khẳng định về tiền sử tiếp xúc dịch tễ. Trường hợp không có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì điều trị các triệu chứng sốt, ho, khó thở. Phối hợp với cha mẹ đưa học sinh đến cơ sở y tế gần nhất nếu cần. Trường hợp có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì phối hợp với cơ quan y tế tại địa phương đưa học sinh đến cơ sở y tế theo quy định để cách ly và điều trị.

Hệ thống lại kiến thức

Sau hơn 1 tháng triển khai dạy – học trực tuyến và qua kênh truyền hình, nhiều đơn vị trường học đã cập nhật kiến thức mới trên cơ sở hướng dẫn nội dung giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Tại Trường THCS Thị trấn Mỏ Cày Nam, có 69 giáo viên trực tiếp dạy trực tuyến. Hầu hết giáo viên trẻ tiếp cận tốt với công nghệ thông tin cùng với sự hỗ trợ của VNPT, các phần mềm học trực tuyến đáp ứng được việc dạy – học trong tình hình phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, số lượng học sinh tiếp cận chưa đồng đều do các em hạn chế phương tiện học tập online. Đến thời điểm này, học sinh Trường THCS thị trấn Mỏ Cày Nam tham gia học trực tuyến môn nhiều nhất trên 80%, các môn còn lại đạt từ 50% trở lên.

Để khắc phục tình trạng này, Sở GD&ĐT đã có chỉ đạo các đơn vị trường học sẽ tổ chức ôn tập lại mới tiến hành kiểm tra định kỳ. Dự kiến, trong tuần đầu tiên học sinh trở lại trường, nhà trường sẽ dành thời gian để giáo viên hệ thống lại kiến thức đã dạy qua internet, qua truyền hình. Sau khi ôn tập, củng cố kiến thức, các trường sẽ thực hiện dạy kiến thức mới theo chương trình đã tinh giản của Bộ GD&ĐT.

Hiệu trường Trường THCS Thị trấn Mỏ Cày Nam Đỗ Hữu Thật cho hay: đối với học sinh chưa tiếp cận được với học trực tuyến hay học trên truyền hình thì trường sẽ phân loại, gom lại theo nhóm để tổ chức phụ đạo giúp em nắm và bắt kịp kiến thức so với các bạn đã được học trực tuyến. Nhà trường sẽ quy định khung thời gian nhất định cho giáo viên dạy, trên cơ sở gom kiến thức chính, cơ bản nhất để các em nắm.

Theo hướng dẫn chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT, có khi 2 bài ghép lại 1 bài, có những bài buộc học sinh tự học và nghiên cứu ở nhà. Với chương trình giảm tải, việc tự học của học sinh góp phần rất lớn tới chất lượng học tập. Do đó, để quản lý học sinh lười học, học yếu, giáo viên chủ nhiệm các trường đã liên hệ trực tiếp và chặt hơn với gia đình để thực hiện kiểm tra việc học của các em.

Đánh giá việc học sinh của lớp tham gia học trực tuyến đạt chỉ 20%, cô Lữ Thị Thùy Vân – giáo viên chủ nhiệm khối lớp 4 Trường Tiểu học Tân Phú Tây (Mỏ Cày Bắc) chủ động liên hệ phụ huynh để hỗ trợ, theo dõi việc học tại nhà của mỗi em thông qua việc làm bài tập, vào các kênh ti vi trực tuyến tự ôn tập tại nhà.

“Việc học trực tuyến phần nào đảm bảo sự tương tác của giáo viên với học sinh và cung cấp kiến thức cơ bản cho các em trong tình hình chung cả nước phòng chống dịch Covid-19. Để đảm bảo kiến thức học trực tuyến là kiến thức thật và hạn chế tình trạng chia sẻ, copy bài giữa các em, tôi luôn làm mới bài tập để tránh trùng đề khi giao bài tập cho các em. Nhờ đó, các em có sự học tập nghiêm túc, có kiến thức nhất định trong thời gian qua”, cô Nguyễn Thị Mỹ Duyên – giáo viên bộ môn tiếng Anh, Trường THCS Phước Mỹ Trung chia sẻ.

Theo Hiệu trưởng Trường THCS Phước Mỹ Trung Đoàn Văn Vui, để đảm bảo chất lượng, đặc biệt là khối 9 vừa thi xét tốt nghiệp và thi tuyển lớp 10, trong thời gian tới, giáo viên chủ nhiệm sẽ phối hợp với giáo viên bộ môn dạy bổ sung kiến thức cho học sinh không tiếp cận được học trực tuyến và đối tượng học sinh tiếp cận nhưng tiếp cận chậm.

“Trong thời gian qua, ngành cụ thể hóa các văn bản cấp trên để chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên tinh thần giảng dạy trong tình hình phòng chống dịch Covid-19. Các trường cũng đã sử dụng song song 2 nhà mạng VNPT, Viettel để truyền tải kiến thức đến cho học sinh, tận dụng hết điều kiện và phương pháp hiện có: zalo, facebook… để chuyển tải kiến thức cô đọng nhất đến với các em học sinh. Sắp tới, tùy tình hình thực tế từng trường, phòng chỉ đạo các trường phân loại đối tượng để vận dụng giờ trống hoặc trái buổi để hệ thống lại kiến thức để đảm bảo kiến thức cho các em học sinh, góp phần duy trì chất lượng giáo dục trong năm học 2019-2020”, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Mỏ Cày Bắc Nguyễn Thanh Hùng cho biết.

Phan Hân (Báo Đồng Khởi)

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Văn Trọng đã có đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị công tác đón học sinh trở lại trường sau thời gian phòng chống dịch Covid-19. Thời gian học sinh, sinh viên trở lại trường dự kiến vào ngày 4-5-2020.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trước khi học sinh quay trở lại trường, cần vệ sinh ngoại cảnh (phát quang bụi rậm, không để nước đọng). Khử khuẩn trường học, phun hoặc lau nền nhà, tường nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng.

Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc dung dịch có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.

Trong thời gian học sinh học tại trường, mỗi ngày khử khuẩn 1 lần, sau buổi học: Lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng học, phòng chức năng. Dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh.

Lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy; lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe; mở cửa ra vào và cửa sổ lớp học, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa; Hạn chế sử dụng đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được; Bố trí đủ thùng đựng rác, thu gom, xử lý hàng ngày mỗi ngày 2 lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày.

Trường hợp có học sinh biểu hiện: Sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với Covid-19 thì thực hiện khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.

Khi phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở: Cần đưa học sinh đến khu cách ly riêng trong phòng y tế hoặc khu vực do nhà trường bố trí. Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh.

Y tế nhà trường phối hợp với cha mẹ khai thác tiền sử tiếp xúc của học sinh trong vòng 14 ngày trước đó. Tham vấn ý kiến của cán bộ y tế xã, phường hoặc y tế địa phương để khẳng định về tiền sử tiếp xúc dịch tễ.

Trường hợp không có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì điều trị các triệu chứng sốt, ho, khó thở. Phối hợp với cha mẹ đưa học sinh đến cơ sở y tế gần nhất nếu cần. Trường hợp có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì phối hợp cơ quan y tế tại địa phương đưa học sinh đến cơ sở y tế theo quy định để cách ly và điều trị.

Phan Hân (Báo Đồng Khởi)

Bộ Y tế vừa có công văn số 2234/BYT-MT gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc triển khai phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục.

Theo công văn này, Bộ Y tế đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khẩn trương xây dựng hướng dẫn chi tiết cho các tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục, dựa trên các văn bản hướng dẫn đã được ban hành trước đây.

Bộ Y tế đề nghị bổ sung một số yêu cầu cụ thể trong văn bản hướng dẫn chi tiết gửi các tỉnh, thành phố. Đó là tất cả học sinh, sinh viên, giáo viên và người lao động trong các cơ sở giáo dục phải đeo khẩu trang trên đường đến trường và trở về nhà, trong thời gian ở trường.

Quá trình học tập ở trường, học sinh, sinh viên phải được bố trí chỗ ngồi đảm bảo khoảng cách giữa các học sinh, sinh viên tối thiểu 1,5m. Trên cơ sở đó, căn cứ tình hình thực tế từng phòng học, từng bàn học có thể bố trí mỗi học sinh ngồi một bàn hoặc hai học sinh ngồi một bàn hoặc ngồi so le… cho phù hợp, đảm bảo khoảng cách tối thiểu trong các hoạt động chung của học sinh, giáo viên.

Cùng với đó, Bộ Y tế đề nghị cần bổ sung trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trong việc cụ thể hóa các nội dung hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để phù hợp với điều kiện của từng địa phương. UBND tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn triển khai và kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch tại các cơ sở giáo dục.

Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến với các Sở Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã đề nghị các địa phương nghiêm túc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi quyết định cho học sinh đi học trở lại. Các địa phương có thể tính toán để học sinh lớp 9, lớp 12 đi học trước, các lớp khác học sau. Mỗi lớp học có thể tách đôi số lượng học sinh để đảm bảo khoảng cách an toàn giữa 2 người học. Việc dạy và học có thể kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.

Việt Hà (TTXVN)

GD&TĐ – Thầy Nguyễn Văn Huấn – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre – cho biết: Sở đã chỉ đạo các trường THPT, trung tâm GDTX tổ chức góp ý cho dự thảo quy chế tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, đồng thời lên kế hoạch để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này.

Nhiều ưu điểm được kế thừa

Thầy Nguyễn Văn Huấn cho biết, mặc dù mới là dự thảo, nhưng nội dung Bộ GD&ĐT đưa ra có nhiều điểm mới, tạo thuận lợi cho thí sinh. Việc Bộ tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo thể hiện sự cầu thị lắng nghe ý kiến phản biện của toàn xã hội, trong đó có cán bộ quản lý, giáo viên và nhất là học sinh, những người trong cuộc.

Trước hết, phải nói rằng dự thảo quy chế kế thừa những ưu điểm của kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng trong những năm qua.

Chẳng hạn, việc tổ chức thi theo cụm liên tỉnh là kế thừa những ưu điểm của mô hình tổ chức cụm thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây. Việc tổ chức cụm thi tỉnh cho những địa phương khó khăn cũng tạo điều kiện thuận lợi, giúp thí sinh không phải đi xa.

Quy định về miễn thi và tính điểm tối đa môn ngoại ngữ cho học sinh đủ điều kiện để xét công nhận tốt nghiệp là hoàn toàn đúng đắn, vì thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi có cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, không chỉ có đọc và viết như nội dung thi hiện nay với mức độ cao hơn nhiều so với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ bậc THPT.

Một điểm mới, tạo thuận lợi cho thí sinh nữa trong dự thảo quy chế là quy định:

Thí sinh dự thi đủ các môn quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp và không bị kỷ luật huỷ kết quả thi thì được bảo lưu điểm của các môn thi đạt từ 5,0 điểm trở lên đối với bài thi chấm theo thang 10 điểm hoặc 10,0 điểm trở lên đối với bài thi chấm theo thang điểm 20 cho kỳ thi tổ chức trong năm tiếp ngay sau đó, áp dụng cho cả thí sinh giáo dục THPT, chứ không phải chỉ cho thí sinh hệ GDTX như trước đây.

Dự thảo cũng quy định trách nhiệm liên đới giữa ngành GD&ĐT với các ngành khác từ Trung ương xuống đến tỉnh, thành phố; trách nhiệm của UBND tỉnh qua việc thành lập các Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT cấp quốc gia và cấp tỉnh; quy định trách nhiệm cụ thể trong phối hợp tổ chức kì giữa Sở GD&ĐT, trường đại học và trường THPT, trung tâm GDTX, tạo thuận lợi cho việc tổ chức kì thi.

Cần thể hiện rõ hơn việc thành lập các điểm thi

Tuy nhiên, thầy Nguyễn Văn Huấn cũng đặt vấn đề: Do việc tổ chức thi theo cụm với số lượng cụm thi nhiều hơn, mở rộng ra cả nước, trong đó có những tỉnh khó khăn, nên Bộ GD&ĐT cần có tính toán kỹ để việc tổ chức, điều hành cụm thi và thí sinh được thuận lợi nhất.

Bên cạnh đó, nếu việc tổ chức thi ở cụm thi tỉnh giống như ở cụm thi liên tỉnh, cùng một quy trình và đều do trường đại học chủ trì thì không nên phân biệt cụm thi nào sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp, cụm thi nào xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển sinh cao đẳng, đại học và cho phép thí sinh ở cụm thi tỉnh cũng được quyền sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển sinh vào cao đẳng, đại học.

Ngoài ra, về việc tổ chức thi cụm liên tỉnh, theo thầy Nguyễn Văn Huấn, dự thảo cũng chưa thể hiện rõ sẽ phải thành lập các điểm thi như thế nào.

Ví dụ, nếu số lượng thí sinh ở cụm thi gồm 2 tỉnh khoảng 20.000 đến 30.000 thí sinh, thì thí sinh không thể tập trung ở một số ít điểm thi trong một hoặc hai thành phố được vì không thể đảm bảo điều kiện phòng thi, nơi ăn ở cho thí sinh, nên phải chia thí sinh ở rất nhiều điểm thi ở ở các huyện của 2 tỉnh.

Việc điều hành cụm thi ở liên tỉnh với hàng trăm điểm thi như vậy sẽ hết sức khó khăn đối với trường đại học chủ trì trong khi mỗi điểm thi đều phải có lực lực lượng của trường đại học. Bộ GD&ĐT cần dự kiến trước tình huống này…

Vai trò quan trọng của Sở GD&ĐT

Dù trường đại học chủ trì việc tổ chức in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, nhưng theo thầy Nguyễn Văn Huấn, vai trò của Sở GD&ĐT cũng rất quan trọng.

Thể hiện qua việc tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi; chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi; phối hợp với trường ĐH chủ trì cụm thi để tổ chức kỳ thi; điều động cán bộ, giáo viên tham gia coi thi, chấm thi, thanh tra thi; xét, duyệt công nhận tốt nghiệp THPT.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 dự kiến lùi thời gian thi vào đầu tháng 7, Sở GD&ĐT Bến Tre sẽ chỉ đạo các trường THPT, trung tâm GDTX phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh quản lý tốt học sinh, tiếp tục ôn tập cho các em trong thời gian khoảng 1 tháng từ khi kết thúc năm học.

“Sở GD&ĐT Bến Tre đã chỉ đạo các trường THPT, trung tâm GDTX tổ chức góp ý cho dự thảo để đảm bảo việc thực hiện được thuận lợi, khả thi.

Sau khi tiếp nhận dự thảo, Sở GD&ĐT cũng đã tổ chức hội nghị trực tuyến để định hướng cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường và trung tâm về những đổi mới trong kì thi, xét tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào đại học, cao đẳng sắp tới” – Thầy Huấn cho hay.

Nên bổ sung thêm bản sao Giấy khai sinh vào hồ sơ ĐKDT

Thầy Nguyễn Sỹ Thư – Giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum – cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Kon Tum đã tổ chức cho các đơn vị trực thuộc cùng với lãnh đạo Sở nghiên cứu, thảo luận và thống nhất một số ý kiến góp ý dự thảo quy chế tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia.

Theo đó, về cơ bản, Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum thống nhất những nội dung trong dự thảo quy chế. Nội dung trong dự thảo rõ ràng, cụ thể và đã quán xuyến được toàn bộ những vấn đề liên quan đến việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Tuy nhiên, Sở GD&ĐT cũng có một số nội dung cần trao đổi thêm.

Thứ nhất, về mục 3 trong Điều 13, tại trang 8, Sở đề nghị:

Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT nên bổ sung thêm bản sao Giấy khai sinh để làm văn bản gốc đối chiếu các thông tin trong phiếu đăng ký dự thi, học bạ, các giấy chứng nhận ưu tiên khuyến khích…

Lý do: Vì nếu không có Giấy khai sinh làm gốc thì không có cơ sở để kiểm tra và xác định sự thống nhất và tính chính xác các thông tin trong các văn bản khác như: ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, tôn giáo…Điều này có thể dẫn đến sai sót trong hố sơ đăng ký dự thi và các loại giấy tờ khác.

Về mục 4 trong Điều 13, tại trang 9, Sở nhận thấy: Trong hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp THPT bao gồm cả Bằng tốt nghiệp trung cấp (ở điểm c) là chưa hợp lý.

Về mục 5 trong Điều 13, tại trang 9, Sở đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu lại hạn cuối cùng nộp hồ sơ đăng ký dự thi trước ngày 1/4 đối với năm học này (năm học 2014 – 2015); xin điều chỉnh sang 1/5/2015.

Bởi thời gian đó các đơn vị khó có thể hoàn thành chương trình năm học và hoàn tất các thủ tục hồ sơ của học sinh.

Hiếu Nguyễn (ghi)