THÔNG BÁO

Theo Thông báo số 06/TB-PGD&ĐT ngày 05 tháng 01 năm 2015 về việc tổ chức vòng thi năng lực Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2014-2015. Trong đó, thời gian thi là 7 giờ 00 ngày 11 tháng 01 năm 2015. Nay Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo dời thời gian tổ chức thi vòng năng lực là 13 giờ ngày 11 tháng 01 năm 2015.

Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo đến các đơn vị được biết./.

Ban Tổ chức IOE cấp toàn quốc xin hướng dẫn cụ thể hơn về việc tổ chức vòng thi chính thức cấp quận/huyện/thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh và cấp trường THPT vào ngày 10 – 11/1/2015:

1) Đối tượng dự thi: Theo hướng dẫn của Sở GD – ĐT để các Hội đồng thi lập danh sách thi. Những trường hợp thành viên chưa được kiểm duyệt sẽ do nhà trường xác nhận tài khoản để dự thi. Các học sinh phải hoàn thành vòng thi tự luyện thứ 20 mới thi được vòng thi này. Trong trường hợp học sinh bị mất tài khoản thi thì nhà trường xác nhận và báo cáo Hội đồng thi để học sinh thi bằng tài khoản khác. Học sinh có quyền đăng ký thi vượt lớp trong cấp học của mình.

2) Mã số thi:

+ Nếu Sở GD – ĐT tự tạo mã số thi cần lưu ý:

– Chỉ duy nhất một tài khoản đã báo cáo Bộ GD – ĐT mới tạo được mã số thi các cấp cho toàn tỉnh.

– Cán bộ được giao tạo mã số thi cần đọc kỹ Hướng dẫn về tạo mã trên trang ioe.vn. Tạo mã xong không được khoá mã lại vì nếu khoá sẽ không mở lại được mã (đây là điều khác biệt với tạo mã thi cho cuộc thi Violympic).

– Mỗi khung giờ thi phải có mã số thi riêng và cả mã số dự phòng. Cuối mỗi khung giờ thi, cán bộ tạo mã phải làm thủ tục khoá mã.

– Mã số thi gửi về các Hội đồng thi trước ngày thi, phải tuyệt đối bảo mật và ghi rõ thời điểm mở phong bì bảo mật.

+ Nếu Sở GD – ĐT sử dụng Hướng dẫn về mã số thi đã gửi về Sở thì phải thực hiện đúng như Hướng dẫn, chuyển nguyên văn hướng dẫn tới các Hội đồng thi theo nguyên tắc bảo mật. Chỉ trước mỗi khung giờ thi 30 phút thì BTC cấp toàn quốc mới cung cấp mã số thi theo địa chỉ quy định.

3) Khung giờ thi: Trong 2 ngày 10 – 11/1/2-15 mỗi khối lớp có 4 khung giờ thi để tạo điều kiện cho số lượng học sinh tham gia được nhiều hơn. Việc chọn tất cả khung giờ để thi hay chỉ chọn ít hơn là tuỳ vào sô lượng học sinh tham dự và cơ sở vật chất của Hội đồng thi, ngoài ra còn là khung giờ dự phòng khi có sự cố mất điện, mất mạng. Tuyệt đối tổ chức thi đúng khung giờ cho mỗi khối đã quy định, không đúng khung giờ sẽ không có đề xuất hiện. BTC cấp toàn quốc sẽ không tổ chức bất cứ khung giờ thi nào ngoài các khung giờ đã quy định, kể cả khi có các sự cố, bởi vậy các Hội đồng thi cố gắng bảo đảm đường điện và đường mạng trong thời gian tổ chức thi.

4) Biên bản thi: Các Hội đồng thi phải có biên bản cho từng phòng thi, từng khung giờ thi trong đó bắt buộc phải có: Số ID của học sinh, họ tên học sinh, đơn vị, điểm, thời gian làm bài và chữ ký của từng học sinh xác nhận cùng xác nhận của các giám thị. Biên bản thi cũng ghi rõ sử dụng mã số thi nào. Biên bản thi gửi về địa chỉ do Sở GD – ĐT quy định, không gửi về BTC cấp toàn quốc.

5) Số máy liên lạc khi tổ chức thi:

+ Các vấn đề về tổ chức, sự cố mất điện, mất mạng mà không còn khung giờ thi thì gọi về: 0903436757

+ Các vấn đề về mã số thi, không truy cập, không vào thi được thì gọi về một trong hai số máy: 0987576790 hoặc 0917542267.

Kính mong các Sở GD – ĐT nhắc các Hội đồng thi theo dõi các hướng dẫn và các thông báo kịp thời trên trang ioe.vn để cập nhật kịp thời thông tin và tổ chức tốt vòng thi.

Từ ngày 19/12/2014 Ban Tổ Chức đã gửi phong bì hướng dẫn tới các Sở GD – ĐT các địa phương.

Xin nhắc lại, theo công văn hướng dẫn thi IOE (mới) trong năm học 2014-2015, đối với các vòng thi chính thức từ cấp quận, huyện trở lên, chỉ tổ chức thi vào 4 khung giờ vào 2 ngày thi.

Từ ngày 19/12/2014 BTC đã gửi phong bì hướng dẫn tới các Giám đốc Sở GD – ĐT các địa phương 15 ngày trước khi vòng thi chính thức cấp Quận/Huyện diễn ra.

Lưu ý:

1) Năm học 2014-2015, theo như thông báo trước đây về công văn hướng dẫn mới:

http://ioe.go.vn/tin-tu-ban-to-chuc/cong-van-huong-dan-to-chuc-thi-ioe-moi/1_3074.html

Tất cả các vòng thi chính thức gồm cấp quận/huyện, cấp tỉnh/thành phố, kể cả cấp toàn quốc) Sở GD – ĐT chịu trách nhiệm tạo mã số thi, nhưng chỉ có duy nhất một tài khoản giáo viên mà Sở gửi về Ban Tổ chức mới có thể tạo được mã số thi. Vì văn bản hướng dẫn ban hành sau khi Ban Tổ chức cấp toàn quốc đã gửi Hướng dẫn về mã số thi cấp quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh tới các Giám đốc Sở từ tuần trước. Các Sở GD-ĐT có thể sử dụng hướng dẫn này để tổ chức thi vòng thi cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh hoặc thực hiện việc tạo mã số thi như văn bản đã hướng dẫn. Các vòng thi chính thức tiếp theo mã số thi sẽ do Sở GD – ĐT dùng tài khoản đã đăng ký và được Bộ GD-ĐT xác nhận để tạo mã.

Các Sở GDĐT gửi thông tin gồm tên, mã số ID của tài khoản này về địa chỉ [email protected][email protected] sẽ được BTC xác minh cập nhật vào hệ thống.

2) Về việc học sinh mất tài khoản thi

Một số học sinh đã thi cấp trường và được chọn dự thi cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh vào ngày 10 – 11/1/2015 nhưng bị mất tài khoản thi cấp trường thì giải quyết như thế nào?

Ban Tổ chức cấp toàn quốc giải đáp:

+ Bộ phận kỹ thuật không thể tìm hộ mật khẩu để lấy lại tài khoản đã mất.

+ Học sinh được dùng tài khoản khác (phải vượt qua vòng tự luyện 20) để thi cấp cao hơn. Nhà trường xác nhận thành tích của học sinh ở vòng thi cấp trường (biên bản phòng thi) và đề nghị Phòng GD-ĐT sửa số ID trong danh sách thi sắp tới.

+ Đây là cuộc thi dành cho học sinh chứ không phải cuộc thi theo tài khoản nên nhiều thầy cô đã không hiểu dẫn tới việc giải thích chưa đúng.

+ Để đỡ phải thi bằng các tài khoản khác đề nghị các em học sinh ghi nhớ tài khoản của mình và lưu ý bảo mật tài khoản khi sử dụng máy ở những địa điểm công cộng.

Các tài khoản chưa được kiểm duyệt sẽ do nhà trường xác nhận để đề nghị cho thi, kể cả khi tên hiển thị của tài khoản chưa đủ dấu tiếng Việt (hiện nay hệ thống không cho sửa lại nữa như đã thông báo).

Trân trọng thông báo và đề nghị các BTC thi thực hiện đúng để không gây thiệt thòi cho học sinh.

3) Các khung giờ dành cho vòng thi chính thức:

Các vòng thi cấp quận/huyên/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh và vòng thi cấp tỉnh đã có 4 khung giờ thi để tạo điều kiện cho việc tổ chức cho nhiều học sinh tham gia. Lưu ý về mã số thi cho từng khung giờ phải khác nhau và cán bộ tạo mã phải khoá ngay mã ngay sau khi thi xong mỗi khung giờ (không được khoá mã ngay sau khi tạo mã).

+ Vòng thi cấp quận/huyện cho Tiểu học, Trung học cơ sở và cấp trường cho Trung học phổ thông

Vòng thi được tổ chức vào 02 ngày, 10 và 11/1/2015 với khung giờ thi như sau:

– Khối lớp 3 và khối lớp 8: từ 7h00 đến 7h30 hoặc từ 13h00’ đến 13h30’.

– Khối lớp 4 và khối lớp 9: từ 8h00 đến 8h30 hoặc từ 14h00’ đến 14h30’.

– Khối lớp 5 và khối lớp 10: từ 9h00 đến 9h30 hoặc từ 15h00’ đến 15h30’.

– Khối lớp 6 và khối lớp 11: từ 10h00 đến 10h30 hoặc từ 16h00’ đến 16h30’.

– Khối lớp 7 và khối lớp 12: từ 11h00 đến 11h30 hoặc từ 17h00’ đến 17h30’.

Chúc các Hội đồng tổ chức thành công cuộc thi.

GD&TĐ – Thầy Nguyễn Văn Huấn – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre – cho biết: Sở đã chỉ đạo các trường THPT, trung tâm GDTX tổ chức góp ý cho dự thảo quy chế tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, đồng thời lên kế hoạch để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này.

Nhiều ưu điểm được kế thừa

Thầy Nguyễn Văn Huấn cho biết, mặc dù mới là dự thảo, nhưng nội dung Bộ GD&ĐT đưa ra có nhiều điểm mới, tạo thuận lợi cho thí sinh. Việc Bộ tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo thể hiện sự cầu thị lắng nghe ý kiến phản biện của toàn xã hội, trong đó có cán bộ quản lý, giáo viên và nhất là học sinh, những người trong cuộc.

Trước hết, phải nói rằng dự thảo quy chế kế thừa những ưu điểm của kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng trong những năm qua.

Chẳng hạn, việc tổ chức thi theo cụm liên tỉnh là kế thừa những ưu điểm của mô hình tổ chức cụm thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây. Việc tổ chức cụm thi tỉnh cho những địa phương khó khăn cũng tạo điều kiện thuận lợi, giúp thí sinh không phải đi xa.

Quy định về miễn thi và tính điểm tối đa môn ngoại ngữ cho học sinh đủ điều kiện để xét công nhận tốt nghiệp là hoàn toàn đúng đắn, vì thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi có cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, không chỉ có đọc và viết như nội dung thi hiện nay với mức độ cao hơn nhiều so với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ bậc THPT.

Một điểm mới, tạo thuận lợi cho thí sinh nữa trong dự thảo quy chế là quy định:

Thí sinh dự thi đủ các môn quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp và không bị kỷ luật huỷ kết quả thi thì được bảo lưu điểm của các môn thi đạt từ 5,0 điểm trở lên đối với bài thi chấm theo thang 10 điểm hoặc 10,0 điểm trở lên đối với bài thi chấm theo thang điểm 20 cho kỳ thi tổ chức trong năm tiếp ngay sau đó, áp dụng cho cả thí sinh giáo dục THPT, chứ không phải chỉ cho thí sinh hệ GDTX như trước đây.

Dự thảo cũng quy định trách nhiệm liên đới giữa ngành GD&ĐT với các ngành khác từ Trung ương xuống đến tỉnh, thành phố; trách nhiệm của UBND tỉnh qua việc thành lập các Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT cấp quốc gia và cấp tỉnh; quy định trách nhiệm cụ thể trong phối hợp tổ chức kì giữa Sở GD&ĐT, trường đại học và trường THPT, trung tâm GDTX, tạo thuận lợi cho việc tổ chức kì thi.

Cần thể hiện rõ hơn việc thành lập các điểm thi

Tuy nhiên, thầy Nguyễn Văn Huấn cũng đặt vấn đề: Do việc tổ chức thi theo cụm với số lượng cụm thi nhiều hơn, mở rộng ra cả nước, trong đó có những tỉnh khó khăn, nên Bộ GD&ĐT cần có tính toán kỹ để việc tổ chức, điều hành cụm thi và thí sinh được thuận lợi nhất.

Bên cạnh đó, nếu việc tổ chức thi ở cụm thi tỉnh giống như ở cụm thi liên tỉnh, cùng một quy trình và đều do trường đại học chủ trì thì không nên phân biệt cụm thi nào sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp, cụm thi nào xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển sinh cao đẳng, đại học và cho phép thí sinh ở cụm thi tỉnh cũng được quyền sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển sinh vào cao đẳng, đại học.

Ngoài ra, về việc tổ chức thi cụm liên tỉnh, theo thầy Nguyễn Văn Huấn, dự thảo cũng chưa thể hiện rõ sẽ phải thành lập các điểm thi như thế nào.

Ví dụ, nếu số lượng thí sinh ở cụm thi gồm 2 tỉnh khoảng 20.000 đến 30.000 thí sinh, thì thí sinh không thể tập trung ở một số ít điểm thi trong một hoặc hai thành phố được vì không thể đảm bảo điều kiện phòng thi, nơi ăn ở cho thí sinh, nên phải chia thí sinh ở rất nhiều điểm thi ở ở các huyện của 2 tỉnh.

Việc điều hành cụm thi ở liên tỉnh với hàng trăm điểm thi như vậy sẽ hết sức khó khăn đối với trường đại học chủ trì trong khi mỗi điểm thi đều phải có lực lực lượng của trường đại học. Bộ GD&ĐT cần dự kiến trước tình huống này…

Vai trò quan trọng của Sở GD&ĐT

Dù trường đại học chủ trì việc tổ chức in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, nhưng theo thầy Nguyễn Văn Huấn, vai trò của Sở GD&ĐT cũng rất quan trọng.

Thể hiện qua việc tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi; chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi; phối hợp với trường ĐH chủ trì cụm thi để tổ chức kỳ thi; điều động cán bộ, giáo viên tham gia coi thi, chấm thi, thanh tra thi; xét, duyệt công nhận tốt nghiệp THPT.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 dự kiến lùi thời gian thi vào đầu tháng 7, Sở GD&ĐT Bến Tre sẽ chỉ đạo các trường THPT, trung tâm GDTX phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh quản lý tốt học sinh, tiếp tục ôn tập cho các em trong thời gian khoảng 1 tháng từ khi kết thúc năm học.

“Sở GD&ĐT Bến Tre đã chỉ đạo các trường THPT, trung tâm GDTX tổ chức góp ý cho dự thảo để đảm bảo việc thực hiện được thuận lợi, khả thi.

Sau khi tiếp nhận dự thảo, Sở GD&ĐT cũng đã tổ chức hội nghị trực tuyến để định hướng cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường và trung tâm về những đổi mới trong kì thi, xét tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào đại học, cao đẳng sắp tới” – Thầy Huấn cho hay.

Nên bổ sung thêm bản sao Giấy khai sinh vào hồ sơ ĐKDT

Thầy Nguyễn Sỹ Thư – Giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum – cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Kon Tum đã tổ chức cho các đơn vị trực thuộc cùng với lãnh đạo Sở nghiên cứu, thảo luận và thống nhất một số ý kiến góp ý dự thảo quy chế tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia.

Theo đó, về cơ bản, Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum thống nhất những nội dung trong dự thảo quy chế. Nội dung trong dự thảo rõ ràng, cụ thể và đã quán xuyến được toàn bộ những vấn đề liên quan đến việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Tuy nhiên, Sở GD&ĐT cũng có một số nội dung cần trao đổi thêm.

Thứ nhất, về mục 3 trong Điều 13, tại trang 8, Sở đề nghị:

Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT nên bổ sung thêm bản sao Giấy khai sinh để làm văn bản gốc đối chiếu các thông tin trong phiếu đăng ký dự thi, học bạ, các giấy chứng nhận ưu tiên khuyến khích…

Lý do: Vì nếu không có Giấy khai sinh làm gốc thì không có cơ sở để kiểm tra và xác định sự thống nhất và tính chính xác các thông tin trong các văn bản khác như: ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, tôn giáo…Điều này có thể dẫn đến sai sót trong hố sơ đăng ký dự thi và các loại giấy tờ khác.

Về mục 4 trong Điều 13, tại trang 9, Sở nhận thấy: Trong hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp THPT bao gồm cả Bằng tốt nghiệp trung cấp (ở điểm c) là chưa hợp lý.

Về mục 5 trong Điều 13, tại trang 9, Sở đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu lại hạn cuối cùng nộp hồ sơ đăng ký dự thi trước ngày 1/4 đối với năm học này (năm học 2014 – 2015); xin điều chỉnh sang 1/5/2015.

Bởi thời gian đó các đơn vị khó có thể hoàn thành chương trình năm học và hoàn tất các thủ tục hồ sơ của học sinh.

Hiếu Nguyễn (ghi)

GD&TĐ – Câu chuyện về đầu tư trang thiết bị, máy móc để triển khai được Đề án Ngoại ngữ 2020 đã được nhắc tới từ lâu. Vấn đề đặt ra là: Mua những thiết bị gì , sử dụng ra sao và công tác đào tạo giáo viên như thế nào đang nhận được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp xã hội.

Mua đúng, mua đủ

Từ năm 2011 đến 2013, tỉnh Bến Tre đã trang bị phòng học ngoại ngữ cho 82 trường TH, THCS và THPT (gồm 33 trường TH, 32 trường THCS và 17 trường THPT); trong đó có 10 trường TH, 17 THCS và Trường THPT chuyên Bến Tre được trang bị phòng dạy học ngoại ngữ đầy đủ gồm: 1 máy chiếu siêu gần, 1 bảng tương tác, 1 máy chiếu vật thể, 1 bộ điều khiển trung tâm giáo viên, 1 bộ điều khiển cho 40 học sinh và phần mềm dạy-học tiếng Anh.

Số trường còn lại được trang bị phòng học ngoại ngữ cơ bản gồm: 1 máy chiếu siêu gần, 1 bảng tương tác, 1 máy chiếu vật thể và 1 máy tính giáo viên.

Là một tỉnh còn nhiều khó khăn nên Bến Tre đã chọn giải pháp: Không mua sắm trang thiết bị dàn trải mà đầu tư có chọn lọc, mua đúng, mua đủ và điều quan trọng là phải phù hợp với năng lực, trình độ của giáo viên để khai thác thiết bị một cách hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Văn Huấn – Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre, kinh nghiệm của địa phương là: Tỉnh chỉ tập trung đầu tư ở một số trường trọng điểm, trường đạt chuẩn quốc gia và những trường có nhiều giáo viên đạt chuẩn.

Sở GD&ĐT ưu tiên tập trung kinh phí để bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn, bởi đây mới chính là lực lượng nòng cốt để triển khai Đề án vào thực tiễn có hiệu quả.

Sau đó Sở tiến hành tổ chức tập huấn sử dụng các trang thiết bị dạy học cho các giáo viên khác; chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học gắn với việc sử dụng trang thiết bị dạy học ngoại ngữ một cách thường xuyên và hiệu quả.

Bằng phương pháp này mà đa số các trường được trang bị phòng ngoại ngữ đều khai thác tích cực, hiệu quả các thiết bị; các giáo viên kể cả các giáo viên ngoài tiếng Anh đã sử dụng các trang thiết bị một cách thường xuyên và khá thành thạo, bước đầu tạo được hứng thú cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong trường.

Để tránh lãng phí trong việc mua sắm thiết bị, Sở đã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác mua sắm trang thiết bị theo hướng tập trung, ưu tiên cho các trường có đủ điều kiện (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn,…); trang bị các trang thiết bị cơ bản, thực sự cấp thiết cho việc dạy tiếng Anh (bảng tương tác, máy chiếu vật thể, máy tính cho giáo viên, máy nghe, các phần mềm dạy học….).

Từ năm 2011 đến 2013, tỉnh Bến Tre đã trang bị phòng học ngoại ngữ cho 82 trường TH, THCS và THPT (gồm 33 trường TH, 32 trường THCS và 17 trường THPT); trong đó có 10 trường TH, 17 THCS và Trường THPT chuyên Bến Tre được trang bị phòng dạy học ngoại ngữ đầy đủ gồm: 1 máy chiếu siêu gần, 1 bảng tương tác, 1 máy chiếu vật thể, 1 bộ điều khiển trung tâm giáo viên, 1 bộ điều khiển cho 40 học sinh và phần mềm dạy-học tiếng Anh.

Số trường còn lại được trang bị phòng học ngoại ngữ cơ bản gồm: 1 máy chiếu siêu gần, 1 bảng tương tác, 1 máy chiếu vật thể và 1 máy tính giáo viên.

Chấn chỉnh mua sắm trang thiết bị

Trên thực tế đã xảy ra tình trạng có nơi thì thừa, có nơi thì vẫn còn thiếu trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác dạy và học. Đã có những câu chuyện về việc có nơi mua cả một phòng multimedia rồi “đắp chiếu” để đó, hoặc đầu tư máy móc, thiết bị nhưng không hỏi ý kiến “người sử dụng” là giáo viên trực tiếp giảng dạy, dẫn đến mua tràn lan các trang thiết bị bất chấp đó là những thiết bị đã cũ, đã lỗi thời.

Một thực tế khác đó là nhiều nơi thay vì tập trung đầu tư nâng chuẩn giáo viên, thì lại chỉ “chăm” mua sắm các máy móc, thiết bị phục vụ mà chưa căn cứ vào năng lực sử dụng, điều kiện của giáo viên dẫn đến hiệu quả không cao.


Bà Vũ Thị Tú Anh

Để chấn chỉnh thực trạng trên, TS Vũ Thị Tú Anh – Phó Trưởng Ban thường trực Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 cho biết:

Năm 2014, Đề án đang tiến hành các đánh giá về hiệu quả, chất lượng sử dụng các trang thiết bị, nguồn học liệu phục vụ đổi mới dạy học Ngoại ngữ từ các nguồn vốn khác nhau tại các địa phương, đơn vị để xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư phù hợp trong giai đoạn tới.Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã chấn chỉnh bằng các hướng dẫn cụ thể tại Công văn: 7842/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 28/10/2013 về việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu của các cơ sở giáo dục và đào tạo; Công văn 63/BGDĐT-KHTC ngày 06/01/2014 về việc sử dụng kinh phí CTMTQG giáo dục và đào tạo cho Đề án 2020.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã có công văn 4716/BGDĐT-ĐANN ngày 29/8/2014 về việc hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ Đề án NNQG 2020 tại các đơn vị để tăng cường trách nhiệm và tính tự chủ của địa phương, đơn vị.

Mặt khác, Đề án cũng đang phối hợp với ĐH Hà Nội xây dựng các mô hình thiết bị và ứng dụng CNTT trong dạy học Ngoại ngữ hiệu quả; các chương trình, tài liệu tập huấn sử dụng trang thiết bị, các nguồn học liệu phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị cho cán bộ, giáo viên, giảng viên.

Minh Phong

TTO – Chọn cụm thi thế nào, xét tuyển ĐH thế nào, cấu trúc đề thi, các tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2015… là những quan hàng đầu của học sinh tỉnh Kon Tum.

Không được mang Atlat, bảng tuần hoàn vào phòng thi Một số học sinh băn khoăn kỳ thi năm nay gộp chung tốt nghiệp và ĐH, như vậy có cho mang Atlat và bảng tuần hoàn vào phòng thi hay không bởi kỳ thi tốt nghiệp những năm trước có cho mang vào phòng thi. Ông Trần Văn Nghĩa cho biết kỳ thi năm 2015 được tổ chức như kỳ thi ĐH nên thí sinh không được mang Atlat hay bảng tuần hoàn vào phòng thi. Chỉ được mang bút, thước… theo qui định.

Gần 3000 học sinh tỉnh Kon Tum tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2015 do báo Tuổi Trẻ và Bộ GD-ĐT phối hợp cùnhg Sở GD-ĐT và Tỉnh đoàn Kon Tum phối hợp tổ chức sáng 27-12 tại Trường THPT Kon Tum.

Nghe xong, về tư vấn chọn trường

Để đến tham gia chương trình, thầy trò Trường dân tộc nội trú Tu Mơ Rông – cách TP Kon Tum gần 100km – phải đón xe từ 4g15 sáng. Toàn bộ học sinh của trường là người dân tộc thiểu số.

Theo thầy Lê Thành Công – giáo viên trường – cho biết năm 2014 không có học sinh nào đậu ĐH, chủ yếu là đậu CĐ.

Những năm trước có nhưng chỉ 1, 2 em. Năm nay trường bắt đầu tư vấn định hướng khối thi cho các em còn thông tin về trường và ngành thì còn phải chở vì chưa có nhiều thông tin. Sau buổi này sẽ có nhiều thông tin hơn để định hướng chọn trường và ngành cho các em.

Tương tự, thầy A Ten – Bí thư đoàn trường Trường dân tộc nội trú Sa Thầy (huyện sa Thầy) – cho biết chưa có thông tin gì để tư vấn cho các em. Năm nay có quá nhiều đổi với về thi và tuyển sinh nên sau buổi này sẽ tư vấn cho học sinh kỹ hơn.

Trong khi đó, để ghi nhận đầy đủ thông tin của buổi tư vấn, thầy trò Trường THPT Nguyễn Trãi (huyện Ngọc Hồi) mang theo máy quay phim và ghi lại toàn bộ chương trình tư vấn.

Giáo viên trường cho biết đôi khi nghe sẽ bỏ sót thông tin nên quay lại để về xem kỹ hơn làm tư liệu tư vấn cho học sinh.

Tư vấn về kỳ thi THPT quốc gia

Sau phần trình bày những điểm mới của dự thảo quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015 của PGS-TS Trần Văn Nghĩa – phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, nhiều câu hỏi của học sinh và giáo viên bày tỏ những băn khoăn về kỳ thi này.

Một số học sinh băn khoăn về vấn đề cụm thi, cách xét tuyển ĐH, CĐ, chính sách ưu tiên… trong kỳ thi năm 2015. Thầy Nguyễn Hóa – phó giám đốc Sở GD-ĐT Kon Tum – cho biết dự thảo quy chế có điều khoản đối với những tỉnh có điều kiện khó khăn có thể để xuất Bộ GD-ĐT tổ chức cụm thi địa phương.

Sở GD-ĐT sẽ tham mưu UBND tỉnh đề xuất tổ chức cụm thi xét tốt nghiệp THPT tại địa phương. Tuy vậy, muốn xét tuyển ĐH, CĐ học sinh phải tham gia cụm thi liên tỉnh do trường ĐH chủ trì.

Đối với vấn đề xét tuyển, sau khi tư vấn cách chọn cụm thi, hình thức xét tuyển các nguyện vọng, TS Nguyễn Đức Nghĩa – phó giám đốc ĐHQG TP.HCM – cho rằng năm 2015 cơ hội xét tuyển ĐH, CĐ của thí sinh sẽ nhiều hơn bởi bên cạnh các trường xét tuyển kết quả từ cụm thi do trường ĐH chủ trì, nhiều trường vừa xét tuyển kết quả từ cụm ĐH chủ trì vừa xét tuyển cả kết quả tốt nghiệp THPT. Ngoài ra cũng có rất nhiều trường CĐ, CĐ nghề xét kết quả tốt nghiệp THPT.

Không chỉ học sinh mà giáo viên cũng có nhiều băn khoăn về kỳ thi THPT quốc gia. Cô Lê Thị Thanh Hà – giáo viên chủ nhiệm lớp 12A7 Trường THPT Kon Tum – lo lắng: mọi năm thang điểm 10 và đề thi tốt nghiệp THPT tương đối dễ, thí sinh làm được 5 điểm là đậu (50% đề thi).

Năm nay gộp chung đề thi ĐH và tốt nghiệp THPT làm một, nguyên tắc thì học sinh chỉ cần làm được 25% đề là đậu nhưng thực tế phải làm được 50% mới đậu tốt nghiệp. Như thế học sinh trung bình sẽ bị rớt tốt nghiệp rất nhiều.

Về vấn đề này, ông Trần Văn Nghĩa khẳng định thang điểm cũng như mọi năm nhưng nhân đôi lên thành thang điểm 20.

Cấu trúc đề thi vẫn như các năm trước và bộ đã có khảo sát để và khẳng định để thi sẽ đảm bảo tính phân loại để xét tuyển ĐH, CĐ cũng như có thể đánh giá học sinh để xét tốt nghiệp THPT – tức đạt được mức tối thiểu để xét tốt nghiệp.

Không được mang Atlat, bảng tuần hoàn vào phòng thi Một số học sinh băn khoăn kỳ thi năm nay gộp chung tốt nghiệp và ĐH, như vậy có cho mang Atlat và bảng tuần hoàn vào phòng thi hay không bởi kỳ thi tốt nghiệp những năm trước có cho mang vào phòng thi. Ông Trần Văn Nghĩa cho biết kỳ thi năm 2015 được tổ chức như kỳ thi ĐH nên thí sinh không được mang Atlat hay bảng tuần hoàn vào phòng thi. Chỉ được mang bút, thước… theo qui định.

“Nhân kỷ niệm 32 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, trường THCS Tạ Thị Kiều chúc mừng tất cả quý thầy cô giáo. Chúc quý thầy cô luôn được dồi dào sức khỏe, có thật nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành đạt. Thay mặt cho các em học sinh thân yêu của trường kính tặng quý thấy cô những đóa hoa tươi thắm nhất.”