GD&TĐ – Đề thi Văn tốt nghiệp THPT năm nay thực sự đổi mới tôn trọng sự sáng tạo của học sinh, đáp án của Bộ GD&ĐT đưa ra cũng thực sự mở. Tuy nhiên, công đoạn cuối cùng và vô cùng quan trọng vấn là người chấm có “mở” hay không?

Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm

Theo TS Nguyễn Văn Huấn – Phó giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre, năm nay đề thi các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, có một số câu hỏi ra theo hướng mở. Hội đồng Chấm thi Sở GD&ĐT Bến Tre đã quán triệt cho giám khảo thực hiện đúng quy định tại hướng dẫn chấm thi của Bộ GD&ĐT. Chấm thi theo hướng dẫn chấm và biểu điểm của Bộ GD&ĐT cung cấp. Hội đồng Chấm thi không làm lại hướng dẫn chấm thi và biểu điểm của Bộ GD&ĐT mà chỉ chi tiết hóa, có hướng dẫn cụ thể hơn cho giám khảo về hướng dẫn chấm thi và biểu điểm của Bộ. Hội đồng chấm thi cũng lưu ý giám khảo linh hoạt trong vận dụng hướng dẫn chấm và biểu điểm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Liên quan đến việc chấm thế nào để thực sự mở, TS Nguyễn Văn Huấn cho rằng: Khi đề thi ra theo hướng mở thì hướng dẫn chấm không thể quy định cứng nhắc, gò vào khung những ý theo quan điểm của người ra đề, nên hướng dẫn chấm phải được làm theo hướng mở. Đặc biệt môn Ngữ văn năm nay có một số câu hỏi ra theo hướng mở, liên hệ với những vấn đề thời sự của đất nước. Tôi cho rằng thực tế bài làm của thí sinh đối với các câu hỏi mở loại này sẽ rất phong phú và đa dạng do suy nghĩ, nhận thức khác nhau của thí sinh. Hướng dẫn chấm cũng có thể chưa dự kiến hết tất cả các tình huống. Do vậy vai trò của giám khảo hết sức quan trọng. Giám khảo phải vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm của Bộ GD&ĐT, cho phép thí sinh được triển khai ý tưởng của mình, lưu ý những bài làm có sáng tạo, cảm xúc, miễn sao ý tưởng của thí sinh không đi lạc với yêu cầu của đề thi, không trái với thuần phong, mỹ tục, không trái đạo lý truyền thống, pháp luật là có thể cho điểm.

Coi trọng suy nghĩ chín chắn, bản lĩnh

Với kinh nghiệm giảng dạy hơn 10 năm, cô Lê Thị Thúy Hoàn – Trung tâm GDTX B Ý Yên (Nam Định) cho rằng, mỗi thầy cô giám khảo chấm Văn có sự cảm nhận khác nhau. Chính vì vậy, tổ chấm cần có sự thảo luận bàn bạc thống nhất ở câu hỏi về đoạn văn và đặc biệt là phần viết văn bản vì đáp án không xác định rõ các ý chính có cơ số điểm là bao nhiêu. Các giám khảo chấm cũng cần trao đổi đối với các bài văn của học sinh có sự sáng tạo khi khớp điểm mà có sự chênh lêch. Trên cơ sở đáp án của Bộ GD&ĐT, tổ chấm cần có tiêu chí cụ thể cho từng phần của câu hỏi. Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân – Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh – nhận định: Ở phần I, câu 1 và câu 2 chấm khá dễ, không có vấn đề gì đáng bàn vì đáp án đã nêu khá rõ. Câu 3 khó chấm hơn vì là một vấn đề mở và thí sinh được quyền trình bày những suy nghĩ riêng của mình. Tuy sự “bày tỏ thái độ”, theo như đề bài yêu cầu, đã mở ra một không gian khá tự do cho người viết nhưng người chấm tất nhiên cũng có những cái “chuẩn” nhất định để đạt đến sự đồng bộ trong cách đánh giá, tránh được sự chênh lệch giữa các giám khảo. Chắc chắn, trong tuyệt đại đa số bài thi đều bày tỏ thái độ phê phán những hành động xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc. Tuy nhiên, một bài hay, bên cạnh nhiệt tình của tuổi trẻ đối với đất nước, còn cần thể hiện một độ chín chắn, bản lĩnh trong suy nghĩ. Nghĩa là, bên cạnh sự phê phán đanh thép, kiên quyết và đầy lý lẽ (chứ không phải bồng bột, “đao to búa lớn” nhưng không có sức nặng thuyết phục) biểu lộ một tình cảm yêu nước nồng nhiệt, một ý thức chủ quyền sâu sắc, còn cần bày tỏ những suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi người, trong đó có bản thân mình, đối với hiện tình đất nước. Đấy là quan niệm không chỉ nói suông mà cần phải làm. Việc làm thiết thực nhất của tuổi trẻ cho đất nước không chỉ là sẵn sàng có mặt khi Tổ quốc cần mà còn là tích cực học tập, rèn luyện tài năng và phẩm chất để góp phần làm cho nội lực dân tộc hùng mạnh, từ đó đẩy lùi được tham vọng của ngoại bang.

Hiếu Nguyễn

Anh hùng Tạ Thị Kiều (tức Mười Lý) sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, cán bộ ban chỉ huy quân sự huyện Mỏ Cày.

Chi tiết

Cô Trịnh Thị Mỹ Hoa Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một chiến sĩ chân chính và cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường với việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người Cán bộ, Đảng viên tốt, người công dân tốt trong xã hội.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tác động đến tất cả Cán bộ, Đảng viên và nhân dân giúp cho mỗi người nhận thức đúng hơn những giá trị cao đẹp của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ khi triển khai cuộc vận động đến nay đã có nhiều tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, những hành động và việc làm của họ rất đáng được trân trọng và nêu gương.

Hưởng ứng theo kế hoạch và sự chỉ đạo của Đảng ủy xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam về việc viết bản tin Xuân Giáp Ngọ. Tôi xin giới thiệu một tấm gương điển hình, tiêu biểu về việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đó là cô Trịnh Thị Mỹ Hoa, hiệu trưởng trường THCS An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.

Tôi là học sinh và cũng là đồng nghiệp của cô trong suốt 33 năm cô giảng dạy và làm cán bộ quản lý tại trường THCS An Thạnh. Cô sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống dạy học ở xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre. Truyền thống gia đình và truyền thống cách mạng của quê hương đã sớm hun đúc tâm hồn cô lòng yêu thương đất nước, muốn cống hiến cho quê hương.

Nối tiếp truyền thống dạy học của gia đình, cũng là ước nguyện, cô đã vào ngành sư phạm và đã gắn bó 33 năm dạy học và làm cán bộ quản lý, ở cương vị nào cô cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trong giảng dạy, với kinh nghiệm, lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, cô đã truyền kiến thức môn học rất tự nhiên và dễ hiểu nên chất lượng giảng của cô lúc nào cũng đạt kết quả cao trong các kì thi. Không chỉ dạy tri thức của môn học mà cô còn chú trọng dạy nhân cách và lẽ sống cho bao thế hệ học sinh “Văn học là nhân học”. Cô luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu, kém. Cô thường xuyên nhắc, động viên các em cố gắng vươn lên vượt qua khó khăn để vươn tới tương lai tốt đẹp. Bằng tình thương và sự nhiệt tình nên nhiều thế hệ học sinh đã vượt qua khó khăn, đã thành đạt và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.

Với học sinh thì cô hết lòng thương yêu còn với đồng nghiệp cô luôn tôn trọng, khiêm nhường và sẳn sàng chia sẽ những kinh nghiệm, bài học hay trong giáo dục, cô luôn giúp đỡ mọi người để cùng nhau tiến bộ nên được mọi người tin yêu quí trọng.
Trong quản lý, cô phân công giao việc cho các thành viên trong nhà trường công bằng hợp lý, đúng người, đúng việc phù hợp với năng lực của mỗi người. Cô luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người. Giải quyết công việc hợp tình hợp lý được sự đồng thuận cao. Cô luôn quan tâm giúp đỡ mọi người nhất là những thầy, cô có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế hay chuyên môn nghiệp vụ để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tôi học tập được ở cô sự tân tụy hết lòng vì công việc và cố gắng học tập vươn lên để hoàn thiện mình. Cô thường xuyên đến trường sớm và về muộn hơn mọi người, không quản khó khăn vất vả sẳn sàng gánh công việc nặng nhọc về mình. Cô luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao. Dù công việc ngày càng nhiều do yêu cầu Giáo dục ngày càng cao nhưng cô vẫn luôn cố gắng học tập chuyên môn nghiệp vụ để nâng trình độ. Ngoài ra, cô còn tự nghiên cứu tài liệu, sách báo, mạng internet để tích lũy những kinh nghiệm, những bài học hay trong dạy học và quản lý.

Ở trường cô là giáo viên, là cán bộ quản lý gương mẫu. Ở nhà là người con hiếu thảo, hết lòng chăm sóc cho cha mẹ già, lo từng bửa ăn, giấc ngủ. Cô là người chị, người em, người cô, người dì hết lòng thương yêu các thành viên trong gia đình. Với xóm giềng, cô luôn quan tâm hết lòng giúp đỡ.

Ở cô, tôi luôn thấy sự chân thành, cởi mở, sự hòa đồng, sự giản dị và tin thần lạc quan luôn tin tưởng vào ngày mai tươi đẹp.

Với sự nhiệt tình, tân tụy hết lòng vì công việc, hết lòng vì mọi người nên cô đã được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng, được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp, là Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh nhiều năm liền. Trường THCS An Thạnh dưới sự dẫn dắt của cô ngày càng đi lên, là trường Tiên tiến cấp huyện nhiều năm liền, trường Đạt Chuẩn Quốc gia năm 2013, trở thành trường trọng điểm, chất lượng của huyện Mỏ Cày Nam.

Qua bài viết này, tôi xin bày tỏ sự ngưỡng mộ, sự kính trọng cô một người thầy tận tụy hết lòng vì sự nghiệp giáo dục và phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để xứng đáng là người giáo viên gương mẫu của đơn vị.

Đoàn Văn Trai

Trường trung học cơ sở An Thạnh được thành lập năm 1995, là một trong những ngôi trường có bề dày thành tích của huyện Mỏ Cày Nam. Những ngày đầu trường mới thành lập chỉ với những phòng học thô sơ, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, không đủ giáo viên giảng dạy. Với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể nhà trường, sự quan tâm đầu tư đúng mức của các cấp lãnh đạo, ngày 26/6/2013 trường vinh dự được UBND tỉnh Bến Tre quyết định công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

Trường có tổng diện tích 19.000 m2, có 24 phòng học, 11 phòng chức năng, tất cả đều được trang bị thiết bị làm việc và học tập đáp ứng yêu cầu. Trong năm học vừa qua nhà trường có 72 cán bộ giáo viên và nhân viên, trong đó có 22 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 3 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 38 học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh.

Ngoài việc thực hiện tốt các giờ học chính khoá, nhà trường còn chú trọng tổ chức tốt các giờ học ngoại khoá nhằm giáo dục kỹ năng sống, nâng cao kỹ năng thực hành, rèn luyện thể chất, đạo đức, thẩm mỹ, nghệ thuật cho học sinh, giúp các em phát triển một cách toàn diện.

Nhờ làm tốt công tác tham mưu và xã hội hoá giáo dục nên nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh cả về vật chất lẫn tinh thần.

Với kết quả đã đạt được, phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, vượt khó đi lên, tin tưởng rằng nhà trường sẽ luôn xứng đáng với sự tin yêu của phụ huynh học sinh và tiếp tục quyết tâm phấn đấu vững bước tiến lên xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 trong những năm tiếp theo.

Triệu Thành Vinh

Sáng 05/9/2013, tại trường THCS An Thạnh đã tưng bừng diễn ra buổi lễ khai giảng năm học 2013-2014. Từ sáng sớm, toàn thể hội đồng giáo viên và các em học sinh của trường đã tập trung đông đủ với những khuôn mặt tươi tắn, hân hoan và rạng ngời để cùng nhau đón chào năm học mới.



GD&TĐ – Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH vừa công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo hướng dẫn thực hiện việc thành lập, sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm giáo dục thường xuyên (TTHDTX), trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp (TTGDKTTH-HN) và và trung tâm dạy nghề trên địa bàn cấp huyện.

Theo đó, đối với những đơn vị cấp huyện tồn tại đồng thời nhiều trung tâm (TTGDTX, TTGDKTTH-HN, TT dạy nghề), UBND tỉnh xem xét để sáp nhập và tổ chức lại thành một trung tâm có các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.

Đối với những đơn vị cấp huyện chỉ có 2 trong số 3 trung tâm thì sáp nhập lại thành một trung tâm và bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ còn thiếu để trung tâm có các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.

Đối với những đơn vị cấp huyện chưa có trung tâm nào trong các trung tâm nói trên thì thành lập một trung tâm thực hiện đồng thời các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.

UBND tỉnh, thành phố là cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào văn bản thẩm định và việc thẩm tra, soát xét thủ tục, hồ sơ hợp lệ đã được xử lý theo quy chế làm việc và các quy định tại thông tư này để quyết định việc thành lập trung tâm.

Lập Phương

Trước yêu cầu phát triển của ngành giáo dục, năm 1995 UBND Huyện Mỏ Cày ra quyết định về việc tách Trường Phổ thông cơ sở xã An Thạnh thành hai trường: Trường Tiểu Học An Thạnh và Trường THCS An Thạnh. Trường THCS An Thạnh được thành lập năm 1995. Đến ngày 06/01/2014, trường THCS An Thạnh đã được đổi tên thành trường THCS Tạ Thị Kiều.

– An Thạnh là xã trung tâm của tiểu vùng IV. Đông giáp xã Đa Phước Hội, Tây giáp xã Khánh Thạnh Tân, Nam giáp xã Thành Thới B, Bắc giáp xã Đa Phước Hội cách Thị trấn Mỏ Cày 7 km về hướng Đông, xã có bến xe, đường giao thông có Quốc lộ 60 chạy qua có trục lộ giao thông liên xã đến các ấp. Về đường thủy có sông Kinh Sáng nối liền hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre.

– Diện tích tự nhiên là 1.268 ha trong đó diện tích phần lớn là đất nông nghiệp. Đa số sống bằng nghề nông (trồng dừa, cây ăn trái….chăn nuôi gia súc, gia cầm) ngoài ra một số ít hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp chỉ sơ dừa, buôn bán vừa và nhỏ, dịch vụ. Mức thu nhập bình quân đầu người trên năm còn thấp, xã được chia làm 7 ấp gồm 105 tổ nhân dân tự quản.

– Về giáo dục mạng lưới trường học được hình thành mỗi ấp một khung. Điểm chính tại trung tâm đủ các bậc học. Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Đội ngũ giáo viên được bổ sung khá đầy đủ về số lượng, cũng như chất lượng, đáp ứng được nhu cầu huy động trẻ trong diện tuổi ra lớp. An Thạnh là đơn vị được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học năm 1994 và đạt chuẩn phổ cập THCS năm 2004.

* Thuận lợi

– Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và đặc biệt là Phòng GD&ĐT huyện Mỏ Cày Nam.

– Được Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre, Phòng GD&ĐT huyện Mỏ Cày Nam quan tâm tham mưu cấp trên đầu tư về cơ sở vật chất: xây dựng trường mới, cung cấp các trang thiết bị dạy học; chỉ đạo sâu sát cho nhà trường trong xây dựng các tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn quốc gia.

– Đội ngũ CB-GV, đủ về số và khá đảm bảo về chất, đa số giáo viên trẻ, khoẻ có tinh thần đoàn kết, nhận thức tốt về việc tham gia phấn đấu xây dựng các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia.

– Nề nếp học sinh được ổn định, đa số học sinh ham thích học tập. Phụ huynh học sinh phần lớn có quan tâm đến việc học của con em mình.

* Khó khăn

– Học sinh cư trú trên địa bàn khá rộng gồm nhiều xã (An Thạnh, Khánh Thạnh Tân, Thành Thới A, Thành Thới B), phần lớn xa trường ảnh hưởng đến việc phối hợp 3 môi trường giáo dục.

– Một số giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, chưa đầu tư đúng mức, chậm đổi mới, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.

– Môi trường xung quanh còn nhiều hạn chế, nên đã tác động không ít đến việc học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh. Một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em còn phó thác nhiều cho trường.

* Việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước và của Ngành

Gần 20 năm hình thành và hoạt động, ở đơn vị có nhiều thay đổi về nhân sự đa số GV từ xã khác đến công tác thiếu rất nhiều. Một số GV phải dạy trên 25 tiết /tuần mà chế độ ưu đãi chưa cao. Thầy trò phải làm việc trong cơ sở chưa đảm bảo, lúc nào cũng cần mở rộng, cũng cần sửa chữa. Nhưng chính ở nơi đây được sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo và sự quyết tâm cao của tập thể CB-GV đã góp phần rất lớn đến sự thành đạt của nhiều em học sinh. Hiện nay có em đang theo học các lớp Đại học, Cao đẳng và có em tham gia vào các công việc trong chính quyền và đoàn thể xã hội. Đa số CBGV có lập trường tư tưởng vững vàng. Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, nội qui qui chế cơ quan, hưởng ứng tốt các cuộc vận động của ngành. Nội bộ đoàn kết, có lối sống đạo đức lành mạnh, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.