Sáng 20/11/2017, trường THCS Tạ Thị Kiều tưng bừng tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam, 20/11/1982 – 20/11/2017. Đến dự buổi họp mặt có rất nhiều khách mời đến từ các cơ quan ban ngành Huyện cũng như địa phương, cùng với toàn thể hội đồng giáo viên và các em học sinh của nhà trường. Tất cả mọi người với những khuôn mặt tươi tắn, hân hoan và rạng ngời để cùng nhau mừng ngày kỷ niệm này. Sau đây là một số hình ảnh của buổi họp mặt này.



























Ban Giám hiệu trường THCS Tạ Thị Kiều thông báo đã có thời khóa biểu số 6 học kỳ I năm học 2017-2018 được áp dụng chính thức từ ngày 20/11/2017.

Quí thầy cô chủ nhiệm các khối lớp cho học sinh ghi chép đầy đủ và kịp thời.

Lý do thay đổi:

  • Môn Công nghệ 7 thực hiện 2 tiết/tuần.
  • Xem và tải thời khóa biểu mới nhất (số 5) tại đây.

    Sáng 12/11/2017, tại trường THCS Tạ Thị Kiều đã diễn ra buổi họp mặt giao lưu thể dục thể thao với sự tham gia của 3 trường THCS Tạ Thị Kiều, THCS Đa Phước Hội và THCS Vĩnh Thành. Trong buổi họp mặt này, đại diện BGH và Công đoàn của 3 trường đã trao nhau những món quà lưu niệm cũng như cùng trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác chuyên môn và các hoạt động đoàn thể. Đến trưa cùng ngày buổi họp mặt giao lưu đã diễn ra thành công tốt đẹp. Sau đây là một số hình ảnh của buổi họp mặt này.
























    Mô hình trường học gắn với môi trường sinh thái là một mô hình dạy học gắn với môi trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo niềm hăng say cho cả giáo viên lẫn học sinh trong việc dạy và học. Những hình ảnh trong video clip bên dưới được hiện tại không gian xanh của sân trường THCS Tạ Thị Kiều với cái nhìn tổng quan hơn về tính khả thi và hiệu quả của mô hình đem lại.

    Ban Giám hiệu trường THCS Tạ Thị Kiều thông báo đã có thời khóa biểu số 5 học kỳ I năm học 2017-2018 được áp dụng chính thức từ ngày 09/10/2017.

    Quí thầy cô chủ nhiệm các khối lớp cho học sinh ghi chép đầy đủ và kịp thời.

    Lý do thay đổi:

  • Tiếp tục thực hiện việc xếp lịch dạy thay môn Sinh học cho thầy Phong trong 2 tuần đi học và sau 2 tuần trở về dạy bình thường.
  • Môn Công nghệ 8 giảm còn 1 tiết/tuần.
  • Phân công lại các môn Ngữ văn, Vật lí và phụ trách lớp chủ nhiệm thay cho cô Cầm (nghỉ phép do bệnh).
  • Xem và tải thời khóa biểu mới nhất (số 5) tại đây.

    Chiều tối 30/9/2017, trường THCS Tạ Thị Kiều đã hân hoan tổ chức Tết Trung thu cho các em thiếu nhi là con, em của giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường. Đây là một hoạt động hết sức thiết thực và tạo nhiều niềm vui cho các em.





















    GD&TĐ – Các cơ sở đào tạo giáo viên thời gian qua đã có quá trình phát triển nhanh về số lượng và quy mô đào tạo, tuy nhiên các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa phát triển tương xứng.

    Số lượng các cơ sở đào tạo giáo viên khá lớn nhưng chất lượng không đồng đều, dẫn tới sinh viên ra trường khó kiếm việc làm hoặc chưa có đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

    Nhằm khắc phục tình trạng trên, giải pháp có tính chất lâu dài đó là quy hoạch lại hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông ở Việt Nam trên cơ sở đánh giá thực trạng đào tạo giáo viên, dự báo nhu cầu đào tạo trong tương lai, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm, tham khảo các mô hình đào tạo giáo viên thế giới.

    Đây là nhận định trong nghiên cứu của nhóm giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội do bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (Trường ĐHSP Hà Nội) trình bày tại Hội thảo giáo dục 2017: Về giáo dục phổ thông diễn ra 22/9 tại Hà Nội.

    Hệ thống đào tạo giáo viên thế giới

    Do có sự khác nhau về kinh tế, văn hoá, xã hội, nên hệ thống đào tạo giáo viên giữa các quốc gia cũng có nhiều điểm khác nhau và khác với hệ thống sư phạm của nước ta.

    Nghiên cứu này chỉ ra, trước hết là khác nhau về sự quản lý của Nhà nước đối với hệ thống đào tạo giáo viên. Có thể khái quát thành 2 nhóm: quyền lực tập trung vào Nhà nước và quyền tự chủ hoàn toàn của cơ sở đào tạo giáo viên.

    Tham luận bà Nguyễn Vũ Bích Hiền trình bày nêu rõ: Hiện tại có rất nhiều nước duy trì quản lí tập trung hệ thống đào tạo giáo viên như Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore…

    Ở những nước này, Bộ Giáo dục quản lý hầu hết mọi thành tố của quá trình đào tạo cho đến cấp văn bằng/chứng chỉ cho giáo viên. Cơ chế quản lý này giúp Nhà nước kiểm soát được sự đầu tư cho đào tạo giáo viên – từ đầu vào đến đầu ra.

    Tuy nhiên nó cũng xuất hiện những nguy cơ như: loại hình đào tạo giáo viên đơn nhất, không đáp ứng được nhu cầu của xã hội về chủng loại và chất lượng của giáo viên, thiếu hụt sự tự chủ của các cơ sở đào tạo, thiếu năng động, thiếu tính cạnh tranh, giảm sự sáng tạo và chậm đổi mới.

    Mô hình điển hình về giao quyền tự chủ hoàn toàn cho trường ĐH trong việc đào tạo giáo viên là Hoa Kì, Phần Lan, Đức, Ôxtrâylia. Nền kinh tế- xã hội vận hành dựa trên các nguyên lí: kinh tế thị trường; luật pháp; dân chủ và đa văn hoá. Vì vậy, đào tạo giáo viên được coi là một hoạt động tạo ra và cung cấp nguồn nhân lực cho giáo dục.

    Quan hệ giữa đào tạo giáo viên với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực giáo viên là quan hệ cung – cầu, được điều tiết bởi thị trường. Các trường ĐH được toàn quyền trong việc tuyển sinh, thiết kế chương trình và tổ chức đào tạo; độc lập và cạnh tranh nhau.

    Chính do tính tự chủ rất cao của các Bang và của các trường ĐH trong đào tạo, tuyển dụng và phát triển giáo viên, nên ở các Quốc gia này, việc đào tạo giáo viên được triển khai theo nhiều mô hình, nhiều mức độ khác nhau, thời gian đào tạo cũng khác nhau … tuỳ thuộc vào các đạo luật chung của Liên Bang hay các quy định của từng Bang.

    Tham luận chỉ ra: Điều bất cập hiện nay của cơ chế giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các trường ĐH trong đào tạo giáo viên ở một số nước là sự phát triển thiếu định hướng tập trung nên nguy cơ mất cân đối trong cung – cầu đội ngũ giáo viên và sự bất bình đẳng trong cung ứng các dịch vụ giáo dục cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng khó khăn.

    Chẳng hạn, hiện tại ở Ôxtrâylia dư thừa sinh viên tốt nghiệp sư phạm tiểu học, nên rất khó xin việc làm toàn thời gian, nhưng lại thiếu các giáo viên dạy những môn đặc thù và giáo viên ở những vùng khó khăn. Tình hình này cũng xuất hiện phổ biến ở Đức và Hoa Kỳ.

    Bên cạnh sự khác nhau về quản lý nhà nước là sự khác nhau về mô hình đào tạo giáo viên. Có hai mô hình phổ biến: nối tiếp và đồng thời; ngoài ra còn có mô hình kết hợp cả đào tạo nối tiếp và đồng thời. Nhìn chung, ở hầu hết các Quốc gia được tham khảo (Châu Âu, Hoa Kì, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc…) đều đạo tạo theo cả hai mô hình, trong đó, đào tạo đồng thời là phổ biến.

    Tương đồng và khác biệt trong đào tạo giáo viên ở Việt Nam

    Ở Việt Nam, ngành sư phạm – đào tạo giáo viên có nhiều nét tương đồng với đào tạo giáo viên ở các quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng có một số điểm khác biệt.

    “Các các cơ sở đào tạo giáo viên chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT, sinh viên sư phạm được miễn học phí, tài chính nhà trường phụ thuộc ngân sách, mức độ tự chủ của các trường sư phạm không cao. Bên cạnh đó, không ít các cơ sở đào tạo sư phạm chịu sự quản lý của các địa phương nên khó quản lý tập trung về chỉ tiêu tuyển sinh. Việc đào tạo ồ ạt có thể dẫn đến dư thừa gây lãng phí, tình trạng thừa/ thiếu giáo viên cục bộ, không hợp lý về cơ cấu, chênh lệch giữa các vùng miền… cũng từ nguyên nhân này” – tham luận nêu rõ.

    Cũng theo tham luận được bà Nguyễn Vũ Bích Hiền trình này, có sự tồn tại nhiều loại mô hình đào tạo giáo viên tại Việt Nam như: trường ĐH độc lập, trường/khoa sư phạm trong trường ĐH đa ngành, trường ĐH, CĐSP chuyên ngành.

    Đa phần các trường đào tạo giáo viên theo mô hình đồng thời, riêng ĐH Giáo dục (thuộc ĐHQG Hà Nội) đào tạo theo mô hình nối tiếp.

    “Với các loại mô hình đào tạo như trên, các cơ sở đào tạo giáo viên ở Việt Nam chưa thực sự tạo thành hệ thống có tính chỉnh thể, hữu cơ trong toàn quốc, chưa có tính liên thông, thống nhất về chương trình. Như vậy, có thể thấy điều quan trọng trong quá trình đổi mới đào tạo giáo viên của Việt Nam hiện nay là cần phải kế thừa và phát huy thế mạnh của hệ thống giáo dục trước đó, đồng thời khắc phục, sửa đổi những khiếm khuyết, tiếp nhận các xu thế của giáo dục quốc tế” – nhóm nghiên cứu nhấn mạnh trong tham luận.

    Bản đồ hệ thống các trường sư phạm

    Theo trình bày của bà Nguyễn Vũ Bích Hiền, Việc xây dựng quy hoạch hệ thống đào tạo giáo viên trước tiên phải dựa trên kết quả nghiên cứu dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên trên phạm vi cả nước. Công tác dự báo cần đặc biệt quan tâm tới việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới sau 2018.

    Điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi khá lớn về số lượng và cơ cấu giáo viên để đảm trách chương trình, đặc biệt là các môn học mới, các chuyên đề học tập tích hợp, tự chọn và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

    Kết hợp với nghiên cứu các mô hình đào tạo giáo viên của thế giới, đặt trong bối cảnh điều kiện Việt Nam, tham luận chỉ ra rằng, chúng ta cần vẽ ra được bản đồ hệ thống các trường sư phạm hợp lý về phân bố vùng miền, gắn với nhu cầu thực tế và tiềm lực đào tạo của các cơ sở đào tạo. Chú ý tới tính kết nối và vận hành của hệ thống bằng quản lý Nhà nước.

    Bước đầu, nghiên cứu này nêu ra một số định hướng cho công tác quy hoạch đào tạo giáo viên như sau:

    Thứ nhất: Xây dựng quy hoạch các trường sư phạm theo cấu trúc chức năng, trong đó tầng đầu tiên là các trường sư phạm quốc gia đóng vai trò là đầu tầu, chất lượng cao, hỗ trợ các trường trong hệ thống cùng phát triển.

    Tầng thứ hai là các trường sư phạm địa phương, khu vực có vai trò phát triển nguồn nhân lực địa phương (vùng kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa), có sự kết nối chặt chẽ với các trường quốc gia và chịu sự quy hoạch chung của hệ thống.

    Tầng thứ ba là các khoa sư phạm trong trường đại học đa ngành: đảm đương trọng trách bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên địa phương dưới sự hỗ trợ giám sát về mặt chuyên môn của các trường sư phạm.

    Thứ 2: Cơ chế quản lý cho hệ thống đào tạo giáo viên cần đặc thù, tập trung, thống nhất cả nước (về chỉ tiêu tuyển sinh), đánh giá chất lượng các trường sư phạm bằng bộ tiêu chuẩn phù hợp (TEIDI); xây dựng chuẩn giảng viên sư phạm, phân tầng, kiểm định, thắt chặt trách nhiệm giải trình.

    Đồng thời cần đầu tư có trọng điểm, tăng cường tự chủ cho các trường sư phạm quốc gia để phát triển học thuật, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học sư phạm, hội nhập quốc tế.

    GD&TĐ – Cuối Hội thảo giáo dục 2017: Về chất lượng giáo dục phổ thông, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã có phát biểu tiếp thu, ghi nhận các ý kiến thảo luận để nghiên cứu triển khai trong thời gian tới.

    Trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường

    Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: chất lượng giáo dục phổ thông liên quan đến nhiều yếu tố, như đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, công tác quản lý và cả bối cảnh kinh tế – xã hội.

    Riêng về chương trình giáo dục phổ thông, chương trình hiện hành đã triển khai, thực hiện được 17 năm, cần thay đổi bằng chương trình mới. Chương trình mới này đã được Nghị quyết 88 của Quốc hội thông qua.

    Theo Thứ trưởng, Chương trình giáo dục phổ thông mới – chương trình quốc gia tập trung đề ra những chuẩn kiến thức, kĩ năng và quy định cụ thể về nội dung chương trình và phương pháp. Chương trình đó thống nhất trong toàn quốc.

    Nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục.

    Nói sâu về chương trình nhà trường, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: Bộ GD&ĐT đã có công văn 791 về thí điểm xây dựng chương trình nhà trường. Trong đó đề đề ra 3 hoạt động:

    Thứ nhất là rà soát nội dung chương trình, SGK hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp.

    Phát hiện và xử lý sao cho trong phạm vi cấp học không còn những nội dung dạy học trùng nhau trong từng môn học và giữa các môn học; những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không phù hợp mục tiêu giáo dục của chương trình hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh; những nội dung trong SGK sắp xếp chưa hợp lý; những nội dung không phù hợp với địa phương của nhà trường.

    Thứ 2: Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh thành những bài học mới, có thể chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục và bổ sung các hoạt động giáo dục khác vào chương trình hiện hành; xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình mới của các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế nhà trường.

    Thứ 3: Xây dựng các chủ đề liên môn. Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học chưa được xây dựng trong chương trình các môn học hiện hành.

    “Sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá về nội dung này. Đây được coi là bước chuyển để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đang tăng cường các điều kiện vật chất, đội ngũ để việc triển khai chương trình mới; trong đó điều quan trọng nhất là phát triển năng lực đội ngũ qua bồi dưỡng, tập huấn” – Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa chia sẻ.

    Nghiên cứu kĩ về tự chủ trường phổ thông

    Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại Hội thảo giáo dục 2017 Chia sẻ về vấn đề được trao đổi nhiều tại hội thảo là tự chủ trong các cơ sở giáo dục phổ thông, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, tự chủ đại học đã có Nghị quyết 77 và hiện mới chỉ có 23 trường thực hiện tự chủ thí điểm. Bộ GD&ĐT đang xây dựng Nghị định tự chủ đại học và Nghị định về tự chủ các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

    “Bộ GD&ĐT tăng cường tự chủ về chương trình; với tự chủ tài chính, nhân sự, cần nghiên cứu quy định các điều luật khác nhau để thực hiện cho phù hợp” – Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho hay.

    Về quản lý đội ngũ, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, đây là những vấn đề ngành Giáo dục đang tập trung thực hiện; đặc biệt khi có Quyết định 72 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình phát triển các trường sư phạm. Nhiều giải pháp để quy hoạch đội ngũ, đảm bảo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đang được thực hiện.

    GD&TĐ – Chương trình giáo dục phổ thông cần có mục tiêu của chương trình; điều quan trọng hơn việc xây dựng chương trình chính là việc triển khai thực hiện vào thực tiễn; nên lùi thời gian triển khai đại trà chương trình, SGK phổ thông mới… Những ý kiến này được chia sẻ trong Hội thảo giáo dục 2017: Về chất lượng giáo dục phổ thông” tổ chức sáng (22/9).

    Những điểm nhấn đặc biệt của chương trình mới

    Khẳng định của GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông – trong lịch sử giáo dục Việt Nam, lần đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông (GDPT) được thực hiện một cách bài bản nhất, cụ thể:

    Có chương trình GDPT trước khi biên soạn SGK; có chương trình tổng thể trước khi xây dựng các chương trình môn học và hoạt động giáo dục; chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục đều được công bố để lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia giáo dục và các tầng lớp nhân dân; chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục đều được thực nghiệm; chương trình tổng thể và các CT môn học, hoạt động giáo dục đều được thẩm định bởi các Hội đồng thẩm định cấp quốc gia.

    Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, định hướng của chương trình GDPT mới là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; bảo đảm phù hợp với điều kiện dạy và học của Việt Nam.

    Chương trình GDPT mới đã xác định số lượng các môn học và hoạt động giáo dục, thời lượng giáo dục ở từng cấp học phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

    Nội dung chương trình GDPT mới bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục.

    “Lần đầu tiên, chương trình GDPT không quy định số tiết dành cho mỗi môn học và hoạt động giáo dục trong từng tuần, mà chỉ quy định thời lượng trong một năm, dành quyền cho cơ sở giáo dục tự sắp xếp thời khóa biểu.

    Tỷ lệ trung bình giữa thời lượng giáo dục trong 1 năm học dành cho địa phương và nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học với tổng thời lượng giáo dục của các môn học và hoạt động giáo dục ở cấp tiểu học từ 12% đến 19%, ở cấp THCS là 28%, ở cấp THPT là 28%.

    Nội dung các chương trình môn học và hoạt động giáo dục cũng không quy định quá chi tiết, tạo điều kiện cho tác giả SGK, cơ sở giáo dục và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình” – GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.

    Bài học xây dựng mục tiêu chương trình

    Khẳng định chương trình giáo dục là một trong những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, GS Trần Kiều (Viện khoa học Giáo dục Việt Nam) nhấn mạnh vấn đề xác định mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông.

    Trong đó, GS cho rằng, để xây dựng được mục tiêu chương trình hợp lý, khả thi cần giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa xã hội – cá nhân, thế hệ – cá nhân, đồng loạt – cá thểvề các yêu cầu theo tinh thần hài hòa. Ngoài ra, khi mục tiêu chương trình GDPT được chấp nhận về mặt pháp lý thì đồng thời qua đó đã khẳng định sự cam kết của Nhà nước đảm bảo thực hiện được mục tiêu chương trình.

    Một trong những yếu tố để xác định được đúng đắn mục tiêu là phải tìm kiếm được các dữ liệu đủ độ tin cậy, phản ảnh được nhu cầu, nguyện vọng của người học, các đặc điểm của chính họ và những yêu cầu của xã hội đối với con người đặt trong một bối cảnh cụ thể. “Đây là một điểm yếu trong cả quá trình xây dựng chương trình ở nước ta” – GS Trần Kiều chia sẻ.

    Cho rằng xây dựng mục tiêu của chương trình GDPT là bước đầu hết sức quan trong của quá trình xây dựng chương trình, tuy nhiên cũng theo GS Trần Kiều, quán triệt được yêu cầu thực hiện mục tiêu trong các hoạt động đa dạng của nhà trường khi thực hiện chương trình là một vấn đề phức tạp đối với hoạt động quản lý chương trình.

    Bên cạnh đó, để xác định được đúng đắn mục tiêu cần có sự tham gia của chính đối tượng thụ hưởng chương trình là học sinh. Học sinh sẽ tham gia vào quá trình xác định mục tiêu của chương trình giáo dục bằng cách nêu lên nguyện vọng, mong muốn, suy nghĩ về mục đích đến trường, về mục đích học tập, nêu được những khó khăn, những trở ngại trong quá trình nói trên. Học sinh cũng giúp người làm chương trình bằng các phương pháp thích hợp khai thác được những đặc điểm về các mặt sinh lý, tâm lí, nhận thức ở từng lứa tuổi.

    Một lực lượng rất quan trọng góp phần xây dựng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là giáo viên. Bằng kinh nghiệm thu được qua hoạt động thực tiễn giáo viên có thể đóng góp tích cực vào việc xác định những điều có thể làm được hoặc không làm được khi đảm bảo các mục tiêu nêu ra trong chương trình.

    “Nói chung giáo viên phải được tham gia vào tất cả các bước của quá trình phát triển chương trình: xây dựng, triển khai, đánh giá theo những hình thức phù hợp” – GS Trần Kiều cho hay.

    Để chương trình mới đi vào thực tiễn

    Theo ông Phạm Văn Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế – xây dựng Chương trình GDPT là một quá trình công phu, khoa học. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn việc xây dựng chương trình chính là việc triển khai thực hiện chương trình vào trong thực tiễn của các Sở GD&ĐT.

    Khẳng định việc triển khai thực hiện chương trình GDPT mới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng còn không ít khó khăn, ông Phạm Văn Hùng cho rằng, cần chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông về đổi mới chương trình GDPT tạo sự đồng thuận trong xã hội, nhân dân.

    Bên cạnh đó, triển khai chương trình GDPT mới có thể phải chấp nhận quy luật phát triển không đều trong GD&ĐT. Đối với những trường đảm bảo điều kiện thì có thể triển khai ngay từ năm học 2019 – 2020. Đối với những trường chưa đảm bảo điều kiện thì tiến hành theo lộ trình riêng, chậm hơn để có thời gian hoàn chỉnh các điều kiện.

    Cũng theo ông Hùng, cần quan tâm đặc biệt đối với công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ. Trước hết cần khảo sát, đánh giá, phân loại toàn thể đội ngũ để có giải pháp đào tạo lại, bồi dưỡng phù hợp.

    “Phải có một chương trình quốc gia về bồi dưỡng giáo viên thống nhất trong toàn quốc và có quy định về đảm bảo tài chính để thực hiện. Nội dung bồi dưỡng vừa đáp ứng các yêu cầu chung vừa đáp ứng cụ thể cho từng loại hình giáo viên” – ông Phạm Văn Hùng nhấn mạnh.

    Cũng liên quan đến những vấn đề giúp triển khai chương trình vào thực tiễn, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cho rằng cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về trường học 2 buổi/ngày, về phân cấp quản lý giáo dục; quy định giảm sĩ số học sinh/lớp; quy định mức biên chế giáo viên cho trường học 2 buổi/ngày.

    Đồng thời, cung cấp các định mức kinh tế – kỹ thuật để triển khai Nghị định 16 về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập; có các chương trình đầu tư cơ sở vật chất thiết bị trường học, CNTT; tái khởi động chương trình kiên cố hóa trường lớp học; chỉ đạo đẩy mạnh việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để nhà trường có đủ điều kiện thực hiện chương trình GDPT mới.

    Cùng với đó, chỉ đạo triển khai kịp thời việc viết nội dung giáo dục địa phương đáp ứng việc triển khai nội dung này trong chương trình mới. Tạo sức hút về tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo các trường sư phạm là việc quan trọng.

    “Nên lùi thời gian triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới vào năm học 2019 – 2020, để các tỉnh, thành có thời gian, vật chất để chuẩn bị, hoàn thiện các điều kiện. Căn cứ theo dự thảo quy định điều kiện để thực hiện chương trình mới thì các trường đáp ứng các điều kiện tại thời điểm triển khai đại trà” – ông Phạm Văn Hùng thêm kiến nghị.

    Hiếu Nguyễn