Tổ Lý – Công nghệ – Tin học thành lập năm 2007 được tách ra từ tổ Toán – Lý, gồm 5 thành viên, tổ trưởng là cô Nguyễn Thị Ánh Hồng.

Hiện tại, tất cả giáo viên trong tổ đều có trình độ trên chuẩn.

● Tổ trưởng: Lữ Minh Sử.

● Tổ phó: Võ Thị Thủy.

Sinh hoạt tổ chuyên môn hiện nay đi sâu vào bàn bạc giải pháp nâng cao chất lượng bô môn và nâng cao tay nghề giáo viên bằng cách tăng cường dự giờ, thao giảng, rút kinh nghiệm, thảo luận các tiết dạy khó, về công tác chủ nhiệm cần duy trì tốt sĩ số, hạn chế học sinh bỏ học, tìm hiểu và giúp đỡ các học sinh có nguy cơ bỏ học, đề ra biện pháp để nâng dần chất lượng chủ nhiệm.

Với quyết tâm của tập thể giáo viên tổ Lý – Công nghệ – Tin học cố gắng đạt giáo viên giỏi cấp huyện 30% và đạt chỉ tiêu của nhà trường giao để góp phần xây dựng và giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia.

Tổ Thể dục – Âm nhạc – Mĩ thuật được thành lập từ năm 2007. Hiện tại tổ gồm 8 thành viên, tổ trưởng là thầy Hồ Hữu Điền.

Tổ chuyên môn hiện nay đi sâu vào việc đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn, lồng ghép vào giảng dạy góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng cho học sinh. Tích cực công tác nâng cao tay nghề giáo viên: tăng cường dự giờ, thao giảng và rút kinh nghiệm tiết dạy, xây dựng tiết dạy khó, tiết dạy mẫu.

Tập thể tổ Thể dục – Âm nhạc – Mĩ thuật cố gắng hơn nữa trong việc rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng năng khiếu cho các em học sinh nhằm nâng cao hơn chất lượng giáo dục bộ môn, phát hiện tài năng và góp phần xây dựng, giữ vững thành tích trường đạt chuẩn quốc gia.

Tổ Sử – GDCD được thành lập từ 9/2007. Tổ gồm 6 thành viên. Tổ trưởng là Ngô Thị Kiểu

Sinh hoạt tổ chuyên môn hiện nay đi sâu vào bàn bạc giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn, lồng ghép vào giảng dạy góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, góp phần hạn chế học sinh bỏ học, phần hạn chế học sinh không tôn trọng nội qui nhà trường. Đi sâu công tác nâng cao tay nghề giáo viên: tăng cường dự giờ, thao giảng và rút kinh nghiệm tiết dạy; thảo luận tiết dạy khó, tiết ôn tập, …

Với tất cả quyết tâm, tập thể tổ Sử -Giáo dục công dân cố gắng hơn nữa trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục bộ môn, góp phần xây dựng và giữ vững thành tích trường đạt chuẩn quốc gia.

Quá trình hình thành và phát triển:

Tổ tiếng Anh trước đây được gọi là tổ Ngoại ngữ được tách ra từ tổ Xã hội vào năm 1996. Từ năm 2006 cho đến nay, tổ Ngoại Ngữ được có tên là tổ tiếng Anh với nhiều sự thay đổi về số lượng giáo viên trong tổ nhưng tất cả đều có trình độ trên chuẩn.

Tổ trưởng: Phan Thị Thùy Ngân.

Những thành tích đã đạt được:

Tổ giữ vững danh hiệu lao động tiên tiến nhiều năm liền, từ năm học 2002 – 2003 cho đến nay.

Danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 3 giáo viên.

Đạt chiến sĩ thi đua cấp huyện: 3 giáo viên.

Từ năm học 2000-2001 đến nay, chất lượng bộ môn của tổ luôn đạt và vượt chỉ tiêu giao. Đặc biệt là kết quả học sinh đạt TN THCS đều cao so với mặt bằng chung của huyện.

Tự học, tự rèn:

Các thành viên của tổ luôn có ý thức tốt trong việc tự học tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nâng cao tay nghề. Tham gia đủ 100% các lớp học thay sách từ lớp 6 đến lớp 9. tự học các lớp nâng chuẩn nâng cao trình độ.

Công đoàn trường THCS An Thạnh gửi đến quí thầy cô những lời chúc tốt đẹp nhất.

Chào mừng ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, thầy Đoàn Văn Trai – Chủ tịch Công đoàn trường THCS An Thạnh xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất và những bông hoa tươi thắm nhất tới toàn thể các cán bộ giáo viên và công nhân viên của nhà trường.

Ngày Quốc tế Phụ nữ

Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977. Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng với nam giới.

Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế

Năm 1975, trong Năm Quốc tế Phụ nữ (International Women’s Year), Liên Hiệp Quốc bắt đầu kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ vào ngày 08 tháng 3. Hai năm sau, vào tháng 12 năm 1977, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã thông qua một nghị quyết công bố Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế (United Nations Day for Women’s Rights and International Peace) và khuyến nghị các quốc gia thành viên tổ chức ngày hành động, phù hợp với truyền thống lịch sử và văn hóa của họ. Trong phần diễn giải quyết định, Đại hội công nhận vai trò của phụ nữ trong các nỗ lực hòa bình và phát triển và kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử và tăng hỗ trợ cho sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ.

Hoạt động kỷ niệm

Tại một số quốc gia, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, ở các mức lương, ở cơ hội giáo dục đào tạo, và thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội, nói chung là những vấn đề thực tiễn. Ngày này, thường là phụ nữ châu Âu và Bắc Mỹ từ chối nhận hoa, vì xem đó là một dấu hiệu không bình đẳng và chỉ có tính cách hình thức. Ở Việt Nam, ngày này thường là ngày phái nam chiều phụ nữ, tặng hoa, quà, nhưng ít nói đến chuyện bình đẳng giới bền vững, lâu dài. Ngày 8 tháng 3 được tổ chức ở các cơ quan, đoàn thể… nơi có phụ nữ làm việc và tham gia, người phụ nữ được tặng hoa (Hoa hồng được dùng để tặng phụ nữ trong ngày nhiều nhất) và tặng quà và các hoạt động trước ngày 8 tháng 3 rất rầm rộ đều hướng về phụ nữ.

Phát âm dạng mạnh (strong form)dạng yếu (weak form) không phải là một khái niệm xa lạ đối với những người học tiếng Anh, thế nhưng bạn có tự tin là mình nắm vững các nguyên tắc căn bản nhất của dạng này không?

Trong tiếng Anh, có những từ ngữ không mang ngữ nghĩa mà chỉ có giá trị về mặt chức năng ngữ pháp còn gọi là từ chức năng (function words), bao gồm liên từ (conjunction), giới từ (preposition) và trợ động từ (auxiliary verb). Một số liên từ, giới từ hoặc đại từ có dạng phát âm mạnh và yếu như sau:

Word

Strong form

Weak form

The

/ði/

– Đứng trước nguyên âm

Ex: Hoa have bought the apples.

/ðə/

– Đứng trước phụ âm

Ex: I dislike the man.

But

/bʌt/

Ex: I’m but a fool.

/ bət/

Ex: My friend is very pretty, but is not enough intelligent.

That

/ðæt/

– Đóng vai trò là đại từ hay tính từ chỉ định.

Ex: That is Hoa’s book.

(Đó là quyển sách của Hoa.)

That girl is very beautiful.

(Cô gái kia rất xinh.)

/ðət/

Làm đại từ quan hệ.

Ex: I think that we should improve quality of services a lot.

(Tôi nghĩ rằng chúng ta nên nâng cao chất lượng các dịch vụ nhiều hơn nữa.)

Does

/dʌz/

– Dùng trong câu nhấn mạnh

Ex: She does hope for interview next week.

(Cô ấy rất hi vọng vàm buổi phỏng vấn tuần tới.)

/dəz/

– Khi làm trợ động từ

Ex: Does she work as a teacher?

(Cô ấy là giáo viên à?)

Him

/him/

Ex: This gift was sent to him not to his wife.

(Món quà đó được gửi tới anh ấy chứ không phải cho vợ anh ấy.)

/im/

Ex: I haven’t seen him for ages.

(Lâu rồi tôi không gặp anh ấy.)

Her

/hə:/

Ex: He loves her but not other girls.

(Anh ta chỉ yêu cô âý mà không phải bất kì cô gái nào khác.)

/hə/

Ex: Her mother is still young.

(Mẹ của cô ta vẫn còn rất trẻ.)

For

/fɔ:/

Ex: A good job is what I looking for.

(Một công việc tốt chính là thứ mà tôi đang tìm kiếm.)

/fə/

Ex: I am looking for a job.

(Tôi đang tìm một công việc.)

At

/æt/

What are you looking at?

(Bạn đang nhìn gì vậy?)

/ət/

I’ll meet you at the office.

(Tôi sẽ gặp anh ở văn phòng.)

Phát âm dạng yếu thường được sử dụng trong giao tiếp bình thường, nhất là khi nói nhanh, trong một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng phát âm dạng mạnh khi các từ đó:

1. Đứng cuối câu

  • What are you looking at (/æt/)? (Bạn đang làm gì vậy?)
  • Where are you from (/ frɔm/)? (Bạn đến từ đâu?)

2. Xuất hiện trong những tình huống đối lập

·The letter is from him, not to him. (Lá thư này là do anh ấy gửi chứ không phải gửi tới anh ấy. /frɔm/ /tu/

· He likes her, but does she like him? (Anh ta thích cô ấy nhưng không biết cô ấy có thích anh ta không.)

/hə:/ /him/

3. Các giới từ đi liền với nhau

· I travel to and from London a lot. (Tôi đi đi về về Lon Don rất nhiều.)

/tu/ /frɔm/

4. Nhấn mạnh thể hiện mục đích của người nói

· You must get the unniversity certificate to have good job in the future. (Bạn phải có bằng đại học để có công việc tốt trong tương lai).

/mʌst/

· You must choose us or them, you cannot have all. (Anh phải chọn giữa chúng tôi hoặc họ, anh không thể có cả hai).

/mʌst/

Bên cạnh những nguyên tắc chung như đã đề cập ở trên về phát âm dạng mạnh và dạng yếu (strong form and weak form), phát âm dạng yếu nhẹ, không được nhấn mạnh mà thường biến âm thành /ə/. Mời các bạn nghe và nhắc lại theo audio những từ sau để có sự so sánh trực quan sinh động về các âm theo dạng mạnh và dạng yếu:

Strong form

Weak form

Strong form

Weak form

u

Butter / ‘bʌtə/

Autumn / ‘ɔ:təm/

o

Potato / pə’teitou/

Carrot / ‘kærət/

e

Settlement / ‘setlmənt

Violet / ‘vaiələt/

ar

March /mɑ:t∫/

Particular /pə’tikjulə/

or

Mortgage / ‘mɔ:gidʒ/

Forget / fə’get/

a

Character / ‘kæriktə/

Attend [ə’tend]

Bạn đã tìm được câu trả lời đã đề cập ở đầu bài cho chính mình chưa? Hi vọng rằng bài viết sẽ đưa đến cho các bạn những nét khám phá mới. Chúc các bạn học tốt và ngày càng “nói hay”!

– Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về những vấn đề gì trong lớp học.

– Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không đến lớp.

– Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng gáy kiểu xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép.

– Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy.

– Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên.

– Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi chép nếu bạn không có bút.

– Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy.

– Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ xung sau. Nếu bạn không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác.

– Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ xung thêm sau đó.

– Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo viên trước.

– Dùng các ký hiệu đểghi bài nhanh hơn.

– Chú ý lắng nghe những lời quan trọng.

– Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo viên ghi trên bảng.

– Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tinvào 5 – 10 phút cuối.

– Dành khoảng10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này ban có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chư hiểu.

– Ghi nhanh từ mới, những ý tưởng hay khái niệm mới lạ vào sổ tay.

– Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan trọng.

– Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1 hay 2 người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.

– Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến.

– Đừng quên ghi chép khi đọc. Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không thể giúp bạn nhớ được các thông tin đó.

Đây là những nguyên tắc giúp bạn học tiếng Anh tốt hơn.

Quy tắc 1: Luôn học theo cụm từ, không học các từ riêng biệt, tận dụng tối đa việc học các cụm từ. Ngay khi tra được một từ mới, hãy đặt nó vào trong một cụm từ cụ thể để học, khi ôn lại cũng luôn ôn theo cụm chứ không chỉ một từ duy nhất.

Quy tắc 2: Muốn nói tốt tiếng Anh, hãy “dừng” học ngữ pháp. Để nói tiếng Anh theo bản năng, bạn cần cất tạm những cuốn sách ngữ pháp dày cộp, bởi chỉ khi không suy nghĩ đến những lỗi ngữ pháp cứng nhắc mà bạn sẽ mắc phải, bạn mới có thể tự tin nói ra những điều mình nghĩ trong đầu.

Quy tắc 3: Quy tắc quan trọng nhất – nghe tiếng Anh mỗi ngày. Nguyên tắc đơn giản nhất cũng là chiếc chìa khóa then chốt trong việc thành thạo tiếng Anh. Đừng chỉ chăm chú vào các quyển sách tiếng Anh mà hãy nghe tiếng Anh mỗi ngày. Đừng bỏ lỡ phút nào để luyện tập khả năng nghe của bạn. Hãy nhớ “Học bằng tai chứ đừng học bằng mắt”!
Quy tắc 4: Học thật chậm và “sâu”. Việc học tiếng Anh cấp tốc sẽ chỉ đem lại kết quả tạm thời cho bạn. Hãy học thật chậm, thật sâu, thật kỹ. Để nói tiếng Anh một cách lưu loát, bạn phải không ngừng ôn lại những bài học cũ. Nếu bạn học nghe trên băng, đài, đảm bảo rằng bạn đã nghe đủ 30 lần cho 1 chapter trước khi chuyển sang chapter sau.

Quy tắc 5: Để học ngữ pháp tốt. Hãy đọc thật nhiều truyện. Một cách học ngữ pháp thật hiệu quả mà không khiến bạn nhàm chán. Mỗi khi bạn đọc một mẩu truyện tiếng Anh nào, hãy thử kể lại nó bằng nhiều cách khác nhau ở những thời khác nhau: quá khứ, hoàn thành, hiện tại, tương lai. Khi bạn đã có thể làm công việc này một cách nhanh chóng và dễ dàng thì tiếng Anh đã trở thành một bản năng của bạn.

Quy tắc 6: Đọc sách báo và xem phim ảnh bằng tiếng Anh nhiều nhất có thể. Nguyên tắc này đọc qua có vẻ mang tính giải trí nhiều hơn là học tập. Thế nhưng, để có thể nghe hiểu người bản xứ nói gì, bên cạnh việc trau dồi tiếng Anh học thuật, hãy dành thời gian nghe và đọc tiếng Anh trên báo, đài, tivi và phim ảnh. Coi đó như là cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài mà thực tế bạn chẳng mấy khi có được.

Quy tắc 7: Nghe và trả lời, thay vì nghe và lặp lại. Đừng chỉ nghe và lập lại những bài học trên sách, vở, băng, đài. Hãy đặt mình vào vị trị của người trả lời mà đối đáp lại nhanh nhất có thể. Khi bạn có thể ứng biến thành bản năng trong bất kì trường hợp nào thì việc nghe nói tiếng Anh không còn thể làm khó bạn nữa.