Tổ Toán được thành lập từ tháng 9 năm 2007, tiền thân là tổ Toán – Lý được thành lập vào năm 1999, hiện có 08 thành viên do thầy Nguyễn Văn Tuấn làm tổ trưởng.

Sinh hoạt của tổ hiện nay đang đi sâu bàn bạc các vấn đề: “Dạy học tích cực môn Toán”, “Nâng cao chất lượng bộ môn” và “Giải pháp giúp học sinh học toán”.

Tổ cũng có những thành tích đáng kể và hiện nay tập thể giáo viên trong tổ quyết tâm giữ vững danh hiệu Tổ LĐTT, phấn đấu có ít nhất 03 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 01 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, tập trung việc ứng dụng công nghệ trong dạy học, viết các chuyên đề có tính thiết thực nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục góp phần xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Mục đích

Giúp HS dễ nhớ: lịch sử là những gì đã trải qua trong quá khứ.Do vậy , bộ môn cung cấp một lượng kiến thức rất lớn trong một khoảng thời gian hạn hẹp .Vì thế, mô hình hoá kiến thức lịch sử sẽ giúp các em dễ học dễ nhớ, khắc sâu kiến thức.

Giúp HS hiểu được bản chất, quy luật phát triển của lịch sử: lịch sử bao giờ cũng phát triển theo chiều đi lên. Cái xuất hiện sau thường tiến bộ hơn cái trước nó. Quy luật của lịch sử là không có cái gì tự nhiên sinh ra hay mất đi. Mà bao giờ nó cũng kèm theo những căn nguyên nhất định. Vd: Lịch sử đấu tranh của dân tộc ta từ 1858-nay không phải ngẫu nhiên lại lần lượt đào thải hai con đường cứu nước: phong kiến và tư sản. Mà chính do những hạn chế của hai con đường này đã dẫn tới hàng loạt phong trào yêu nước – con đẻ của nó bị thất bại và mục tiêu giành độc lập không đạt được . Chỉ đến khi con đường vô sản xuất hiện, vừa khắc phục những điểm yếu của hai con đường trước nó, vừa chứng minh bằng những thắng lợi của mình.

Vì vậy, con đường vô sản thực sự được lựa chọn… Do đó, hệ thống hoá kiến thức giúp HS so sánh, đánh giá, lý giải vấn đề …nhờ vậy mà hiểu được lịch sử, phát triển tư duy logich trong nhận thức lịch sử.

Giải pháp

Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.

Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,… và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác.

Vì thế, vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh có phương pháp học hợp lý.

Ví dụ

* Quá trình hình thành và phát triển

– Tiền thân của tổ Ngữ Văn hình thành từ rất lâu. Năm học 2002-2003 tổ Văn đổi tên thành tổ Ngữ văn cho đến nay.

– Hiện nay tổ có 8 giáo viên, 4 giáo viên nam và 4 giáo nữ. Trong đó trên chuẩn 7, đạt chuẩn 1.

– Tổ trưởng: Đào Thị Đậm

– Tổ phó: Nguyễn Thị Hồng

Về kết quả giáo dục: Từ năm học 2002-2003 đến nay,chất lượng bộ môn của tổ luôn đạt và vượt chỉ tiêu giao. Đặt biệt là kết quả học sinh đạt TN THCS, ôn luyện thi tuyển sinh vào lớp 10 đều cao so với mặt bằng chung của huyện.

* Tự học, tự rèn:

– Sinh hoạt tổ chuyên môn hiện nay đi sâu vào bàn bạc giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn.

– Các giáo viên trong tổ luôn có ý thức tốt trong việc tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nâng cao tay nghề. Tham gia đầy đủ 100% các lớp học bồi dưỡng từ lớp 6 đến lớp 9.

– Các giáo viên trong tổ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ để giúp trường xây dựng thành công trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2012-2013 và giữ vững thành tích cho đến nay.

Tổ Sinh – Hóa – Địa có tiền thân là Tổ Tự nhiên. Bắt đầu từ năm 1997-1998 tổ được tách ra và được đặt tên Tổ Sinh – Hoá – Địa – Thể dục, đến năm học 2001–2002 tổ có tên là Tổ Sinh – Hóa – Địa. Từ năm học 2000–2001, cô Đoàn Ngọc Thúy được Ban giám hiệu phân công làm tổ trưởng chuyên môn của tổ.

Từ tháng 9/2000 đến nay, được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu cùng với sự đoàn kết nhất trí cao của các giáo viên trong tổ đã giúp tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua nhiều năm phấn đấu, đến nay tổ đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Tổ nhiều năm liền đạt tổ công đoàn vững mạnh xuất sắc, nhiều cá nhân trong tổ cũng nhận được giấy khen của Công đoàn Giáo dục Huyện và Liên đoàn Lao động Huyện, Tỉnh tặng.

Tổ Lý – Công nghệ – Tin học thành lập năm 2007 được tách ra từ tổ Toán – Lý, gồm 5 thành viên, tổ trưởng là cô Nguyễn Thị Ánh Hồng.

Hiện tại, tất cả giáo viên trong tổ đều có trình độ trên chuẩn.

● Tổ trưởng: Lữ Minh Sử.

● Tổ phó: Võ Thị Thủy.

Sinh hoạt tổ chuyên môn hiện nay đi sâu vào bàn bạc giải pháp nâng cao chất lượng bô môn và nâng cao tay nghề giáo viên bằng cách tăng cường dự giờ, thao giảng, rút kinh nghiệm, thảo luận các tiết dạy khó, về công tác chủ nhiệm cần duy trì tốt sĩ số, hạn chế học sinh bỏ học, tìm hiểu và giúp đỡ các học sinh có nguy cơ bỏ học, đề ra biện pháp để nâng dần chất lượng chủ nhiệm.

Với quyết tâm của tập thể giáo viên tổ Lý – Công nghệ – Tin học cố gắng đạt giáo viên giỏi cấp huyện 30% và đạt chỉ tiêu của nhà trường giao để góp phần xây dựng và giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia.

Tổ Thể dục – Âm nhạc – Mĩ thuật được thành lập từ năm 2007. Hiện tại tổ gồm 8 thành viên, tổ trưởng là thầy Hồ Hữu Điền.

Tổ chuyên môn hiện nay đi sâu vào việc đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn, lồng ghép vào giảng dạy góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng cho học sinh. Tích cực công tác nâng cao tay nghề giáo viên: tăng cường dự giờ, thao giảng và rút kinh nghiệm tiết dạy, xây dựng tiết dạy khó, tiết dạy mẫu.

Tập thể tổ Thể dục – Âm nhạc – Mĩ thuật cố gắng hơn nữa trong việc rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng năng khiếu cho các em học sinh nhằm nâng cao hơn chất lượng giáo dục bộ môn, phát hiện tài năng và góp phần xây dựng, giữ vững thành tích trường đạt chuẩn quốc gia.

Tổ Sử – GDCD được thành lập từ 9/2007. Tổ gồm 6 thành viên. Tổ trưởng là Ngô Thị Kiểu

Sinh hoạt tổ chuyên môn hiện nay đi sâu vào bàn bạc giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn, lồng ghép vào giảng dạy góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, góp phần hạn chế học sinh bỏ học, phần hạn chế học sinh không tôn trọng nội qui nhà trường. Đi sâu công tác nâng cao tay nghề giáo viên: tăng cường dự giờ, thao giảng và rút kinh nghiệm tiết dạy; thảo luận tiết dạy khó, tiết ôn tập, …

Với tất cả quyết tâm, tập thể tổ Sử -Giáo dục công dân cố gắng hơn nữa trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục bộ môn, góp phần xây dựng và giữ vững thành tích trường đạt chuẩn quốc gia.

Quá trình hình thành và phát triển:

Tổ tiếng Anh trước đây được gọi là tổ Ngoại ngữ được tách ra từ tổ Xã hội vào năm 1996. Từ năm 2006 cho đến nay, tổ Ngoại Ngữ được có tên là tổ tiếng Anh với nhiều sự thay đổi về số lượng giáo viên trong tổ nhưng tất cả đều có trình độ trên chuẩn.

Tổ trưởng: Phan Thị Thùy Ngân.

Những thành tích đã đạt được:

Tổ giữ vững danh hiệu lao động tiên tiến nhiều năm liền, từ năm học 2002 – 2003 cho đến nay.

Danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 3 giáo viên.

Đạt chiến sĩ thi đua cấp huyện: 3 giáo viên.

Từ năm học 2000-2001 đến nay, chất lượng bộ môn của tổ luôn đạt và vượt chỉ tiêu giao. Đặc biệt là kết quả học sinh đạt TN THCS đều cao so với mặt bằng chung của huyện.

Tự học, tự rèn:

Các thành viên của tổ luôn có ý thức tốt trong việc tự học tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nâng cao tay nghề. Tham gia đủ 100% các lớp học thay sách từ lớp 6 đến lớp 9. tự học các lớp nâng chuẩn nâng cao trình độ.

Công đoàn trường THCS An Thạnh gửi đến quí thầy cô những lời chúc tốt đẹp nhất.

Chào mừng ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, thầy Đoàn Văn Trai – Chủ tịch Công đoàn trường THCS An Thạnh xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất và những bông hoa tươi thắm nhất tới toàn thể các cán bộ giáo viên và công nhân viên của nhà trường.

Ngày Quốc tế Phụ nữ

Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977. Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng với nam giới.

Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế

Năm 1975, trong Năm Quốc tế Phụ nữ (International Women’s Year), Liên Hiệp Quốc bắt đầu kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ vào ngày 08 tháng 3. Hai năm sau, vào tháng 12 năm 1977, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã thông qua một nghị quyết công bố Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế (United Nations Day for Women’s Rights and International Peace) và khuyến nghị các quốc gia thành viên tổ chức ngày hành động, phù hợp với truyền thống lịch sử và văn hóa của họ. Trong phần diễn giải quyết định, Đại hội công nhận vai trò của phụ nữ trong các nỗ lực hòa bình và phát triển và kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử và tăng hỗ trợ cho sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ.

Hoạt động kỷ niệm

Tại một số quốc gia, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, ở các mức lương, ở cơ hội giáo dục đào tạo, và thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội, nói chung là những vấn đề thực tiễn. Ngày này, thường là phụ nữ châu Âu và Bắc Mỹ từ chối nhận hoa, vì xem đó là một dấu hiệu không bình đẳng và chỉ có tính cách hình thức. Ở Việt Nam, ngày này thường là ngày phái nam chiều phụ nữ, tặng hoa, quà, nhưng ít nói đến chuyện bình đẳng giới bền vững, lâu dài. Ngày 8 tháng 3 được tổ chức ở các cơ quan, đoàn thể… nơi có phụ nữ làm việc và tham gia, người phụ nữ được tặng hoa (Hoa hồng được dùng để tặng phụ nữ trong ngày nhiều nhất) và tặng quà và các hoạt động trước ngày 8 tháng 3 rất rầm rộ đều hướng về phụ nữ.