Mục đích

Giúp HS dễ nhớ: lịch sử là những gì đã trải qua trong quá khứ.Do vậy , bộ môn cung cấp một lượng kiến thức rất lớn trong một khoảng thời gian hạn hẹp .Vì thế, mô hình hoá kiến thức lịch sử sẽ giúp các em dễ học dễ nhớ, khắc sâu kiến thức.

Giúp HS hiểu được bản chất, quy luật phát triển của lịch sử: lịch sử bao giờ cũng phát triển theo chiều đi lên. Cái xuất hiện sau thường tiến bộ hơn cái trước nó. Quy luật của lịch sử là không có cái gì tự nhiên sinh ra hay mất đi. Mà bao giờ nó cũng kèm theo những căn nguyên nhất định. Vd: Lịch sử đấu tranh của dân tộc ta từ 1858-nay không phải ngẫu nhiên lại lần lượt đào thải hai con đường cứu nước: phong kiến và tư sản. Mà chính do những hạn chế của hai con đường này đã dẫn tới hàng loạt phong trào yêu nước – con đẻ của nó bị thất bại và mục tiêu giành độc lập không đạt được . Chỉ đến khi con đường vô sản xuất hiện, vừa khắc phục những điểm yếu của hai con đường trước nó, vừa chứng minh bằng những thắng lợi của mình.

Vì vậy, con đường vô sản thực sự được lựa chọn… Do đó, hệ thống hoá kiến thức giúp HS so sánh, đánh giá, lý giải vấn đề …nhờ vậy mà hiểu được lịch sử, phát triển tư duy logich trong nhận thức lịch sử.

Giải pháp

Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.

Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,… và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác.

Vì thế, vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh có phương pháp học hợp lý.

Ví dụ